Câu 1: Văn hóa tiêu dùng không có vai trò nào sau đây?
- A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
-
B. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
- C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
- D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Câu 2: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
-
A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- B. Người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp không cần thực hiện đạo đức kinh doanh.
- C. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với nhau.
- D. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.
Câu 3: Văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam có sự kế thừ truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
-
A. Tính kế thừa.
- B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lí.
Câu 4: Một trong những biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với người lao động là
- A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
-
B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
- C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
- D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
Câu 5: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội
-
A. tiếp cận việc làm.
- B. cân bằng giới tính.
- C. thôn tính thị trường.
- D. duy trì lạm phát.
Câu 6: Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là
-
A. tính thời đại.
- B. tính sáng tạo.
- C. tính lãng phí.
- D. tính khôn lỏi.
Câu 7: Trong trường hợp dưới đây, hành động nào không phải là biểu hiện đạo đức kinh doanh qua hoạt động của công ty B?
Trường hợp. Công ty B luôn đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu. Đồng thời, công ty áp dụng các mô hình quản trị tiên tiến trên thế giới đề vận hành phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khẳng định vị thế, xứng đáng với sự tin yêu của người tiêu dùng. Đối với người lao động, công ty thực hiện đảm bảo lợi ích chính đáng (tiền lương, điều kiện lao động, bảo hiểm, chế độ chính sách,..) theo đúng cam kết. Chính những điều đó đã làm cho các nhân viên trong công ty gắn bó lâu dài và luôn tận tâm, tận tụy trong công việc.
- A. Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
- B. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
- C. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người lao động.
-
D. Không sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng.
Câu 8: Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam không được đề cập đến trong trường hợp dưới đây:
Trường hợp. Trước đây, khi tiêu dùng, anh D chủ yếu quan tâm đến lợi ích đối với sức khỏe, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng, thì nay có thêm các yếu tố “tái chế" và “xanh” nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Anh ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có thể tái chế, thân thiện với môi trường. Mỗi ngày, anh D đều chia sẻ trên trang mạng xã hội những thông tin khuyến khích mọi người nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong tiêu dùng.
- A. Tính hợp lí.
- B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
-
D. Tính kế thừa.
Câu 9: Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh?
- A. Cửa hàng X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
- C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
-
D. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
Câu 10: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Văn hóa.
-
C. Lao động.
- D. Giáo dục.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?
- A. Kinh doanh.
-
B. Tiêu dùng.
- C. Lưu thông.
- D. Tiền tệ.
Câu 12: Nhân vật nào trong tình huống sau đây đã vi phạm đạo đức kinh doanh?
Tình huống. Ông X mua chiếc tài có tổng dung tích trên 40 m3, máy nổ và các phụ tùng để hút cát từ lòng sông Hồng lên khoang tàu. Sau khi lắp ráp xong, ông X không đăng kí, đăng kiểm nhưng vẫn sử dụng tàu để khai thác cát. Mặc dù chưa có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ông X vẫn giao tàu cho anh T (con trai) quản lí, sử dụng,trong khi anh T chưa có giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường thủy. Phát hiện hành vi sai phạm của gia đình ông X, anh M đã báo cáo sự việc với lực lượng công an.
- A. Anh M và ông X.
-
B. Ông X và anh T.
- C. Anh M và anh T.
- D. Ông X, anh T và anh M.
Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?
-
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
- B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
- C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
- D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 14: Nhận định nào dưới đây sai khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
- A. Thực hiện đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hàng.
- B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
- C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
-
D. Người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp không cần thực hiện đạo đức kinh doanh.
Câu 15: Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ.
- A. Anh Q.
- B. Chị H.
-
C. Ông T.
- D. Ông T và anh Q.
Câu 16: Tính hợp lí trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng
- A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
- B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
-
D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Câu 17: Nhận định nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức kinh doanh?
- A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- B. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
-
C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
- D. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
Câu 18: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải
-
A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
- B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
- C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
- D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Câu 19: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc
-
A. quản lí doanh nghiệp.
- B. quản lí nhà nước.
- C. tiếp cận việc làm.
- D. lựa chọn ngành nghề.
Câu 20: Chủ thể nào dưới đây không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động?
Tình huống. Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới.
- A. Bà K và chị M.
-
B. Anh Q và chị M.
- C. Bà K và anh Q.
- D. Bà K, anh Q và chị M.