Trắc nghiệm KTPL 11 Chân trời bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm KTPL 11 bài 4 Thất nghiệp trong kinh tế thị trường (P2)- sách KTPL 11 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thất nghiệp là tình trạng người lao động

  • A. có nhiều cơ hội việc làm nhưng không muốn làm việc.
  • B. mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
  • C. muốn tìm công việc phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ.
  • D. muốn tìm công việc yêu thích và và gần với địa bàn cư trú.

Câu 2: Căn cứ vào tính chất, thất nghiệp được chia thành 2 loại hình, là:

  • A. thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
  • B. thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp không tự nguyện.
  • C. thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu.
  • D. thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kì.

Câu 3: Căn cứ theo nguồn gốc, thất nghiệp được chia thành mấy loại hình?

  • A. 3 loại hình.
  • B. 4 loại hình.
  • C. 5 loại hình.
  • D. 6 loại hình.

Câu 4: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do có sự mất cân đối giữa cung - cầu lao động, sự dịch chuyển cơ cấu giữa các ngành trong nền kinh tế hoặc sự thay đổi phương thức sản xuất trong một ngành được gọi là

  • A. thất nghiệp tạm thời.
  • B. thất nghiệp cơ cấu.
  • C. thất nghiệp chu kỳ.
  • D. thất nghiệp tự nguyện.

Câu 5: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trường hợp: Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ngành X đang đổi mới công nghệ sản xuất, ứng dụng tin học trong quản lí, đưa máy móc tự động hoá vào sản xuất. Điều này làm cho nhu cầu lao động của ngành X giảm, nhiều lao động trong ngành X phải nghỉ việc, rơi vào tình trạng thất nghiệp.

  • A. Thất nghiệp tạm thời.
  • B. Thất nghiệp cơ cấu.
  • C. Thất nghiệp chu kì.
  • D. Thất nghiệp tự nguyện.

Câu 6: Trường hợp dưới đây đề cập đến loại hình thất nghiệp nào?

Trường hợp: Do tác động của khủng hoảng kinh tế, hàng hóa sản xuất ra không bán được, công ty X phải thu hẹp sản xuất, khiến nhiều lao động bị mất việc làm.

  • A. Thất nghiệp cơ cấu.
  • B. Thất nghiệp chu kỳ.
  • C. Thất nghiệp tạm thời.
  • D. Thất nghiệp tự nguyện.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

  • A. Sự mất cân đối giữa lượng cung và cầu trên thị trường lao động.
  • B. Người lao động thiếu chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc.
  • C. Nền kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
  • D. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nên đặt ra yêu cầu mới về chất lượng lao động.

Câu 8: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp?

  • A. Người lao động thiếu kỹ năng làm việc.
  • B. Người lao động bị sa thải do vi phạm kỉ luật.
  • C. Tự thôi việc do không hài lòng với công việc đang có.
  • D. Sự mất cân đối giữa cung và cầu trên thị trường lao động.

Câu 9: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với nền kinh tế?

  • A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
  • B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
  • C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
  • D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

Câu 10: Trong trường hợp dưới đây, nhà nước đã thực hiện chính sách nào để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

Trường hợp: Thất nghiệp gia tăng làm giảm tiêu dùng xã hội, các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất gây lãng phí nguồn lực sản xuất trong nền kinh tế. Với vai trò kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo nhiều việc làm; thu hút lao động qua các chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ.

  • A. Trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp/ người lao động đang tạm thời ngừng việc.
  • B. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.
  • C. Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục, phát triển sản xuất thông qua chính sách tài khóa, tiền tệ.
  • D. Hỗ trợ kinh phí đào tạo và tái đào tạo người lao động; khuyến khích và hỗ trợ khởi nghiệp.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp?

  • A. Hoàn thiện thể chế về thị trường lao động, thực hiện đúng pháp luật về lao động.
  • B. Khuyến khích các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng hoạt động sản xuất.
  • C. Thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách giải quyết việc làm cho người lao động.
  • D. Nghiêm cấm doanh nghiệp nước ngoài đầu tư nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước.

Câu 12: Tình trạng thất nghiệp để lại hậu quả như thế nào đối với xã hội?

  • A. Thu nhập giảm hoặc không có, đời sống gặp nhiều khó khăn.
  • B. Lợi nhuận giảm hoặc thua lỗ, buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
  • C. Lãng phí nguồn lực, làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái.
  • D. Phát sinh nhiều tệ nạn xã hội; trật tự, an ninh xã hội không ổn định.

Câu 13: Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động không muốn làm việc vì điều kiện làm việc và mức lương chưa phù hợp với họ được gọi là

  • A. thất nghiệp tự nguyện.
  • B. thất nghiệp không tự nguyện.
  • C. thất nghiệp cơ cấu.
  • D. thất nghiệp tạm thời.

Câu 14: Tình trạng thất nghiệp xảy ra do người lao động mong muốn làm việc nhưng không thể tìm kiếm được việc làm được gọi là

  • A. thất nghiệp tự nguyện.
  • B. thất nghiệp không tự nguyện.
  • C. thất nghiệp cơ cấu.
  • D. thất nghiệp tạm thời.

Câu 15: Tình trạng thất nghiệp xuất hiện do tính chu kì của nền kinh tế khi nền kinh tế bị suy thoái hoặc khủng hoảng dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm được gọi là

  • A. thất nghiệp tạm thời.
  • B. thất nghiệp cơ cấu.
  • C. thất nghiệp chu kỳ.
  • D. thất nghiệp tự nguyện.

Câu 16: Đối với các nhân lực bị mất việc làm do chưa có kinh nghiệm làm việc với máy móc ở trình độ cao, nhà nước nên làm như thế nào để hỗ trợ người lao động sớm tìm được việc làm phù hợp với bản thân?

  • A. Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên.
  • B. Khuyến khích nhân viên tích cực tìm việc làm.
  • C. Hỗ trợ nhân viên tìm kiếm việc làm phù hợp với bản thân mình.
  • D. Yêu cầu các doanh nghiệp tuyển thêm nhiều nhân viên.

Câu 17: Chị A vừa mới tốt nghiệp đại học, chị chưa tìm được cho mình một công việc phù hợp với sở thích của mình nên hiện tại chị vẫn ở nhà. Theo em chị A có phải đang ở trong tình trạng thất nghiệp không?

  • A. Không vì chị A vẫn muốn làm việc nên không bị gọi là thất nghiệp.
  • B. Không vì các công ty không đáp ứng được các nhu cầu mà chị A mong đợi, chứ không phải chị A không đáp ứng được.
  • C. Có chị A đang thuộc dạng thất nghiệp tự nguyện do chưa tìm được các công việc có điều kiện mà chị cần.
  • D. Có vì chị A chưa đi làm gì nên là thất nghiệp.

Câu 18: Mới đây xã hội chứng kiến sự ra đời của một công nghệ mới Chat GPT, ứng dụng AI thế hệ mới giúp con người tìm kiếm thông tin, thực hiện các tác vụ một nhanh chóng. Trước sự đón nhận của nhiều người dân thì những người đang làm việc thuộc các lĩnh vực công nghệ thông tin lại tỏ ra không ít lo lắng. Chị P là một Tester manual đang lo lắng công việc của mình sẽ không còn cần thiết nữa nếu ứng dụng Chat GPT được ứng dụng rộng rãi. Theo em, làm thế nào để chúng ta có thể làm việc và thích ứng được với sự phát triển của công nghệ hiện đại?

  • A. Không bổ sung thêm các thông tin cần thiết cho công việc
  • B. Tìm hiểu về các công nghệ mới, nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của bản thân dể thích ứng được với sự thay đổi của thị trường lao động
  • C. Không quan tâm đến các ứng dụng mới, chỉ cần mình thực hiện tốt các kĩ năng nghề nghiệp là đủ
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 19: Thị trường lao động ngày một biến động mạnh mẽ, em nên làm gì để có thể tìm cho mình một công việc phù hợp để phát triển cuộc sống?

  • A. Tìm hiểu rõ đặc thù về công việc mà mình mơ ước
  • B. Học thêm ngoại ngữ
  • C. Tập trung nâng cao các kĩ năng mềm cần thiết
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 20: Em M tốt nghiệp loại giỏi của khoa kinh tế trường Đại học X, sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm trên thành phố em M về   quê phụ giúp bố mẹ vận hành xưởng sản xuất thức ăn chăn nuôi cùng bố mẹ. Em cảm thấy tiếc khoảng thời gian mà mình đã bỏ ra để học tập trên giảng đường. Theo em, tỉ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường lại tăng cao là vì sao?

  • A. Việc sinh viên ra trường không có được việc làm là do các em không thích làm các công việc nhàm chán.
  • B. Việc sinh viên ra trường mà không có việc làm là do các em chưa thật sự có hứng thú với việc đi làm.
  • C. Việc sinh viên mới ra trường không có việc làm đang rất phổ biến là do sinh viên chưa đáp ứng được với các yêu cầu đề ra của doanh nghiệp, thiếu các kĩ năng mềm cần thiết cho công việc.
  • D. Sinh viên mới ra trường mà không có việc làm là do các em không kiên trì tìm việc ở nhiều nơi hơn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.