Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 chân trời Ôn tập chủ đề 7: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT (PHẦN 2)

 

Câu 1: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện bản sắc dân tộc?

  • A. Che dấu các đặc điểm riêng của từng dân tộc
  • B. Có cơ hội được thể hiện các nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình
  • C. Làm mất đi sự đa dạng trong văn hóa, bản sắc của một Quốc gia
  • D. Tạo cơ hội cho các nội dung xuyên tạc về các dân tộc phát triển mạnh mẽ

Câu 2: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Bình đẳng trong kinh doanh
  • B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
  • C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng
  • D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 3: Trong quá trình tham gia phỏng vấn chị V nhận ra rằng các lao động nam được trả tiền lương cao hơn các lao động nữ. Chị V nên làm gì để chứng minh với công ty cả nam và nữ đều có thể hoàn thành công việc một các hiệu quả nhất?

  • A. Làm tốt các nhiệm vụ của mình được giao, học hỏi tích lũy thêm kĩ năng vào các nhiệm vụ mới, giúp đỡ đồng nghiệp trong quá trình làm việc
  • B. Chỉ làm các công việc mà mình được giao
  • C. Lựa chọn các công việc sẽ mang lại danh tiếng cho mình mới làm
  • D. Thực hiện tốt các điều khoản đã được thống kê trong hợp đồng lao động

Câu 4: Em hãy cho biết định nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

  • A. Là quyền được tự do phát biểu các ý kiến của mình trước một cộng đồng dân tộc
  • B. Là ai cũng được nhận các quyền lợi tương tương nhau khi có bất kì một sự kiện nào trong xã hội
  • C. Là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số,…
  • D. Là các tất cả các dân tộc chỉ được tham gia vào các hoạt động riêng do nhà nước quy định cho từng dân tộc

Câu 5: Nội dung nào sau đây là quy định không đúng về tài sản giữa vợ và chồng?

  • A. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng phải được chia đôi sau khi li hôn
  • B. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật
  • C. Vợ chồng có quyền có tài sản riêng
  • D. Vợ chồng có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung

Câu 6: Chị B là người công giáo, chị muốn tham gia vào các cơ quan công quyền của Nhà nước nhưng lại ngại về việc chị là người công giáo không được phép tham gia. Theo em, nếu là người công giáo thì công dân có được tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước không?

  • A. Nếu là người công giáo thì có thể làm bất cứ công việc nào trừ việc tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước
  • B. Không nên tham gia vào các cơ quan công quyền vì ở trong đó người công giáo sẽ không được nhận các chính sách đãi ngộ thỏa đáng
  • C. Pháp luật của Nhà nước Việt Nam quy định ai cũng có thể  tham gia vào cơ quan công quyền của Nhà nước nếu có đủ khả năng và các yêu cầu cần thiết, không phân biệt tầng lớp, tôn giáo
  • D. Nếu là người công giáo thì không được phép tham gia vào các cơ quan công quyền của nhà nước

Câu 7: Em K bị khuyết tật từ nhỏ, việc đến trường vẫn luôn là ước mơ của em từ khi còn nhỏ, nhưng do điều kiện đi lại khó khăn nên em đành phải dừng lại việc học của em từ rất sớm. Sau này dựa vào chính sách dạy nghề cho người khuyết tật, em được học các nghề thủ công, em có công việc làm, kiếm ra được những đồng tiền bằng chính bàn tay của mình, em thấy mình có ích cho xã hội và ngày càng trở nên lạc quan hơn về cuộc sống. Theo em, việc nhà nước quan tâm đến mọi cá nhân trong xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội để phát triển thể hiện chủ trương gì của Đảng và Nhà nước?

  • A. Mọi người đều có quyền bình đẳng
  • B. Mọi người đều có các khả năng tiềm ẩn
  • C. Mỗi cá nhân đều có nghĩa vụ với quê hương tổ quốc
  • D. Mọi người đều có khả năng làm những điều mà chúng ta không tưởng tượng tới

Câu 8: Vì sao cần tạo ra sự bình đẳng giữa các dân tộc và tôn trong một Quốc gia?

  • A. Để các dân tộc đều có tiếng nói chung trong các sự kiện mang tính Quốc gia đất nước
  • B. Để các vùng miền đều có được sự hỗ trợ để phát triển về kinh tế
  • C. Để tạo dựng được hình tượng tốt đẹp về một Quốc gia dân tộc
  • D. Để tạo điều kiện cho mỗi người không phân biệt đều có cơ hội phát triển, phát huy được các điểm tích cực, những yếu tố đạo đức, văn hóa tốt đẹp

Câu 9: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường - điều này thể hiện công dân bình đẳng về:

  • A. Phân chia quyền lợi
  • B. Địa vị chính trị
  • C. Danh dự cá nhân
  • D. Nghĩa vụ pháp lí

Câu 10: Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

  • A. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước
  • B. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số
  • C. Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển kinh tế
  • D. Nhà nước chỉ quan tâm phát triển kinh tế ở các vùng phát triển, trung tâm của đất nước

Câu 11: Sự bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong trong chính trị?

  • A. Nam được quyền ưu tiên hơn trong việc tham gia vào  quản lí nhà nước
  • B. Chỉ có nam giới mới được tham gia vào các cơ quan lãnh đạo cấp cao của nhà nước
  • C. Nữ được quyền ưu tiên hơn trong việc tham gia vào quản lí nhà nước
  • D. Nam và nữ được tự do ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội

Câu 12: Sư bình đẳng giới được thể hiện như thế nào trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo?

  • A. Chỉ các học sinh nữ mới được đăng kí nguyện vọng vào các ngành thuộc ban xã hội
  • B. Trẻ em nam và nữ đều nhận được các đãi ngộ như nhau khi đi học
  • C. Chỉ có các trẻ em nam được ưu tiên đến trường
  • D. Chỉ có các học sinh nam mới được đăng kí học các ngành thuộc chuyên ngành khoa học tự nhiên

Câu 13: Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân - điều này thể hiện:

  • A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ
  • B. Công dân bình đẳng về quyền
  • C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
  • D. Quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân

Câu 14: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  • B. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  • C. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên
  • D. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết

Câu 15: Hai vợ chồng anh C và chị K đều là nhân viên văn phòng, công việc của hai người tuy rất bận rộn nhưng anh chị luôn chia sẻ được công việc nhà, việc chăm con nên mọi chuyện trong nhà lúc nào cũng vui vẻ, gia đình yên ấm. Theo em, sự bình đẳng giới trong gia đình của anh C và chị K được thể hiện qua các chi tiết nào?

  • A. Sự bình đẳng giới được thể hiện qua các chi tiết là anh chị đều tham gia vào việc xây dựng kinh tế gia đình, bên cạnh đó hai vợ chồng luôn chia sẻ các công việc với nhau
  • B. Hai vợ chồng anh chỉ một người lo cho việc kinh tế và người kia lo cho việc quán xuyến việc gia đình
  • C. Sự bình đẳng trong gia đình anh chị được thể hiện qua việc chị K làm hết mọi việc trong gia đình còn anh C tham gia xây dựng kinh tế
  • D. Việc bình đẳng trong nhà anh chị được thể hiện qua việc anh chị luôn hết mình lo cho kinh tế chung của gia đình

Câu 16: Theo em nhận định sau đây có đúng không “Các ngành thuộc ban xã hội chỉ hợp với nữ giới”?

  • A. Sai vì ngành nào cũng đáng để chúng ta thử sức, học tập và rèn luyện
  • B. Sai vì quyền chọn ngành nghề là do công dân tự chọn không nên áp đặt vào giới tính để chọn ngành
  • C. Đúng vì nữ giới mới có đủ các chuyên môn để làm các công việc liên qan đến các chuyên ngành xã hội
  • D. Đúng vì các ngành thuộc ban xã hội không giúp nam giới phát huy được hết khả năng của bản thân

Câu 17: Theo quy định của pháp luật, lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội:

  • A. Cân bằng giới tính
  • B. Thôn tính thị trường
  • C. Tiếp cận việc làm
  • D. Duy trì lạm phát

Câu 18: Theo em, hai người có mức sống khác nhau cùng vi phạm một lỗi thì sẽ bị phạt như thế nào bởi luật nhà nước hiện hành?

  • A. Người có mức sống thấp hơn sẽ bị phạt ít hơn
  • B. Theo em, dù hai người có mức sống khác nhau nhưng nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tương tự nhau vì các quyền thực hiện trách nhiệm pháp lí của mỗi người là như nhau
  • C. Người có mức sống cao hơn sẽ bị phạt nhiều hơn
  • D. Người có mức sống thấp hơn sẽ được xem xét và áp dụng các phạt không bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế

Câu 19: Theo quy định của pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ:

  • A. Đóng góp quỹ bảo trợ xã hội
  • B. Bảo vệ Tổ quốc
  • C. Đầu tư các dự án kinh tế
  • D. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

Câu 20: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự bình đẳng về quyền giữa các tôn giáo?

  • A. Mỗi công dân bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó.
  • B. Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền.
  • C. Các tổ chức tôn giáo được bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.
  • D. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ.

Câu 21: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

  • A. Giáo dục và đào tạo.
  • B. Chính trị và xã hội.
  • C. Khoa học và công nghệ.
  • D. Hôn nhân và gia đình.

Câu 22: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Xã T cách xa trung tâm, gần biên giới, có đồng bào của nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống. Người dân trên địa bàn xã T tin và theo nhiều tôn giáo khác nhau. Các tôn giáo đều được quyền xuất bản kinh, sách tôn giáo, sản xuất đồ dùng tôn giáo để phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo của tôn giáo mình. Người dân xã T luôn đoàn kết một lòng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc tích cực tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức, bảo vệ an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc, nhờ đó mà tình nghĩa đồng bào được gắn bó, kinh tế - xã Tội phát triển, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã T ngày càng giàu đẹp, đi lên cùng đất nước.

Ở địa phương T, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

  • A. Tại xã T, tín đồ theo các tôn giáo khác nhau thường có mâu thuẫn.
  • B. Chính quyền xã T phân biệt đối xử giữa các tôn giáo trên địa bàn.
  • C. Trên địa bàn xã T thường xuyên diễn ra các cuộc xung đột tôn giáo.
  • D. Các tôn giáo trên địa bàn xã T bình đẳng trong hoạt động tôn giáo.

Câu 23: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật - điều này thể hiện công dân bình đẳng về

  • A. phân chia quyền lợi
  • B. địa vị chính trị.
  • C. nghĩa vụ pháp lí.
  • D. danh dự cá nhân.

Câu 24: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

  • A. chiếm hữu tài sản công cộng.
  • B. che giấu hành vi bạo lực.
  • C. tôn trọng danh dự của nhau.
  • D. áp đặt quan điểm cá nhân.

Câu 25: Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng quyền gì?

Anh M và chị A cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.

  • A. Quyền sở hữu tài sản.
  • B. Quyền bầu cử và ứng cử.
  • C. Quyền tự do ngôn luận.
  • D. Quyền tự do kinh doanh.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.