TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “……. là sự tăng mức giá chung các hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế (thường tính bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định”.
- A. Tăng trưởng.
-
B. Lạm phát.
- C. Khủng hoảng.
- D. Suy thoái.
Câu 2: Căn cứ vào tỉ lệ lạm phát, giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%) được gọi là tình trạng
- A. lạm phát vừa phải.
- B. lạm phát kinh niên.
-
C. siêu lạm phát.
- D. lạm phát nghiêm trọng.
Câu 3: Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Thông tin. Năm 1985, Việt Nam tiến hành đổi tiền theo Quyết định số 01/HĐBT-TĐ ngày 13/9/1985. Sau cuộc đổi tiền, nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát tăng cao: CPI năm 1986 tăng lên 114,7%, năm 1987 là 323,1% , năm 1988 là 393%.
Câu hỏi: Xác định tình trạng lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 1988.
- A. Lạm phát vừa phải.
-
B. Lạm phát phi mã.
- C. Siêu lạm phát.
- D. Lạm phát nghiêm trọng.
Câu 4: Tình trạng lạm phát không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
- A. Chi phí sản xuất tăng cao.
- B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
-
C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
- D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 5: Xác định nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong trường hợp sau:
Trường hợp: Gia đình anh A là hộ chăn nuôi lợn thịt, trước đây, việc nuôi lợn thịt mang lại thu nhập ổn định. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, do giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục nên gia đình anh A đang đối mặt với thua lỗ.
-
A. Chi phí sản xuất tăng cao.
- B. Tổng cầu của nền kinh tế tăng.
- C. Giá cả nguyên liệu, nhân công, thuế,… giảm.
- D. Lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cần thiết.
Câu 6: Mức độ lạm phát vừa phải sẽ
- A. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
- B. không có tác động gì tới nền kinh tế.
-
C. kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
- D. đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Câu 7: Tình trạng siêu lạm phát được xác định khi
- A. mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% < CPI <10%).
-
B. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (1000% £ CPI).
- C. giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi chậm; nền kinh tế được coi là ổn định.
- D. mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% £ CPI < 1000%).
Câu 8: Tình trạng lạm phát tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất, kinh doanh?
-
A. Các doanh nghiệp giảm quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- B. Các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, cải tiến trang thiết bị.
- C. Các doanh nghiệp tăng quy mô đầu tư, sản xuất - kinh doanh.
- D. Các doanh nghiệp tăng cường tuyển dụng lao động có tay nghề cao.
Câu 9: Để khắc phục tình trạng lạm phát do chi phí đẩy, nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây?
-
A. Thu hút vốn đầu tư, giảm thuế.
- B. Cắt giảm chi tiêu ngân sách.
- C. Giảm mức cung tiền.
- D. Tăng thuế.
Câu 10: Nhà nước thường ban hành chính sách nào sau đây để khắc phục tình trạng lạm phát do cầu kéo?
- A. Tăng chi tiêu ngân sách.
-
B. Thu hút vốn đầu tư.
- C. Tăng thuế.
- D. Giảm thuế.
Câu 11: Để khắc phục tình trạng lạm phát do lượng tiền mặt trong lưu thông vượt quá mức cần thiết, nhà nước cần
- A. giảm thuế.
-
B. giảm mức cung tiền.
- C. giảm lãi suất tiền gửi.
- D. tăng chi tiêu ngân sách.
Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
- A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
-
B. Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
- C. Tình trạng lạm phát luôn tác động tiêu cực đến nền kinh tế đất nước.
- D. Tình trạng lạm phát không ảnh hưởng gì đến đời sống của người dân.
Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề lạm phát?
-
A. Giá cả một vài hàng hóa tăng chứng tỏ nền kinh tế đang lạm phát.
- B. Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thiệt.
- C. Tình trạng lạm phát là biểu hiện đồng tiền của quốc gia bị mất giá.
- D. Lạm phát tăng cao có tác động xấu đến đời sống kinh tế và xã hội.
Câu 14: Trong điều kiện lạm phát thấp, giá cả thay đổi chậm, không ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế và xã hội thì người ta gọi trường hợp đó nền kinh tế đang trong giai đoạn như thế nào?
- A. Nền kinh tế bất ổn.
- B. Nền kinh tế phát triển.
-
C. Nền kinh tế ổn định.
- D. Nền kinh tế chậm phát triển.
Câu 15: Tình trạng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi nào?
- A. Khi giá cả của các mặt hàng, dịch vụ ổn định.
- B. Khi cung vượt cầu.
-
C. Khi giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã.
- D. Khi giá cả không tăng lên đáng kể.
Câu 16: Mức lạm phát từ 10% đến dưới 1000% được (lạm phát 2 con số hay 3 con số) còn được gọi với cái tên nào dưới đây?
- A. Lạm phát vừa phải
-
B. Lạm phát phi mã
- C. Siêu lạm phát
- D. Lạm phát vô cùng
Câu 17: Vào năm 2018 chúng ta chỉ cần 18.000 đồng để có thể mua được 1 kg gạo nhưng hiện tại để mua được 1kg vào năm 2021 chúng ta cần mất đến 25.000 đồng. Theo em, đây là hiện tượng gì?
- A. Đây là hiện tượng đồng tiền mất giá hay còn gọi là lạm phát.
- B. Đây là sự gia tăng chất lượng của hạt gạo mà người dân vẫn hay sử dụng.
-
C. Đây là sự biến đổi giá cả theo thời gian.
- D. Do chất lượng gạo ngày càng được cải tiến nên giá thành phải tăng là điều tất yếu.
Câu 18: Vào năm 2008 siêu lạm phát ở Zimbabwe đã gây ra các thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước trong khu vực Nam Phi này. Theo em lí do nào khiến cho nền kinh tế của nước này lại rơi vào lạm phát?
- A. Do các phương án cải cách ruộng đất không hiệu quả dẫn đến hệ quả là sản lượng của nước này liên tục tụt giảm trong một thời gian dài.
- B. Chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi nguồn thuế càng ngày càng thụt giảm dẫn đến nhà nước phải in thêm tiền.
- C. Người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài.
-
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 19: Để mua được một ổ bánh mì người dân Zimbabwe phải bỏ ra số tiền tương ứng với 300 tỷ đô la Zimbabwe và 45 tỷ một khay trứng với 30 quả trứng. Những người dân Châu Phi này được gọi với cái tên khá châm biếm “Tỉ phủ đói ăn”. Phải chi tiền tỷ cho việc mua bán các nhu yếu phẩm hàng ngày nên dần dần người dân Zimbabwe chuyển từ cách mua sang đổi các đồ vật để lấy các đồ vật có giá trị tương ứng. Theo em, sự tụt giá không phanh của đồng tiền đã dẫn đến điều gì trong cuộc sống của người dân?
- A. Sự tụt giá không phanh của đồng tiền đã dẫn đến sự mất giá của các nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống của người dân.
-
B. Sự tụt giá không phanh của đồng tiền đã dẫn đến sự tăng giá thành của tất cả các nhu yếu phẩm thiết yếu, khiến cuộc sống của người dân ngày một trở nên khốn đốn.
- C. Sự tụt giá không phanh của đồng tiền dẫn đến việc người dân có thể được cầm rất nhiều tiền một lúc.
- D. Sự tụt giá không phanh của đồng tiền dẫn đến việc các sản phẩm được bán với giá cả phải chăng.
Câu 20: M đang tính hè này sẽ đi làm kiếm thêm tiền tiêu vặt để không cần phải xin bố mẹ quá nhiều. Em vô tình đọc được thông tin giá của một bắp ngô tại Zimbabwe lên tới 2.000.000 ZWL, em mới thoáng nghĩ tới nếu ở Việt Nam mà cũng được giá như vậy thì em chỉ cần đi bán ngô trong 1 tuần là có thể có vô số tiền để tiêu. Theo em, suy nghĩ của M có chín chắn chưa?
- A. Suy nghĩ của M là đúng vì với giá bán cao như vậy thì việc kiếm được một số tiền lớn với M là có thể.
-
B. Suy nghĩ của M chưa được chín chắn do nếu giá thành bị đẩy lên cao như vậy chứng tỏ đồng tiền đang bị mất giá nghiêm trọng.
- C. Suy nghĩ của M sẽ giúp em kiếm được rất nhiều tiền tiêu vặt.
- D. Suy nghĩ của M sẽ tạo tiền đề cho em có được kế hoạch tìm việc làm phù hợp, kiếm thêm được thu nhập.