Câu 1: Đọc tình huống sau và cho biết: chủ thể nào vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể vừa vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
Tình huống. Vợ chồng chị K, anh N và vợ chồng chị P, anh V cùng sống tại một khu phố, trong đó anh V là chủ một siêu thị điện máy. Một lần phát hiện anh N đột nhập vào siêu thị với mục đích trộm cắp tài sản, anh V lập tức không chế và bắt anh N. Ngay sau đó, anh V áp giải anh N đến cơ quan công an và vô ý làm anh N bị thương. Tại trụ sở công an, anh V viết đơn kiến nghị khởi tố anh N. Biết chuyện của chồng, chị K cùng em trai là anh Q đang làm bảo vệ tại một công trường xây dựng đã tự ý vào nhà anh V để yêu cầu anh phải rút đơn. Vì anh V đi vắng và bị chị P ngăn cản nên chị K và anh Q đã uy hiếp, bắt, giữ chị P và đưa về nhà anh Q. Nhận được tin nhắn đe dọa của chị K, anh V tìm cách vào nhà anh Q và giải cứu được chị P.
-
A. Chị K và anh Q.
- B. Chị K, anh Q và anh V.
- C. Anh N và anh V.
- D. Anh Q, anh V và anh N.
Câu 2: Trong tình huống dưới đây, hành vi của ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
Tình huống. Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
- A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.
- C. Được pháp luật bảo hộ về thông tin.
-
D. Bất khả xâm phạm về thân thể.
Câu 3: Chị H viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Chị H đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?
- A. Kiểm soát truyền thông.
- B. Đối thoại trực tuyến.
-
C. Tự do ngôn luận.
- D. Thông cáo báo chí.
Câu 4: Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi công an phường yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.
-
A. Ông H.
- B. Anh K.
- C. Ông H và anh K.
- D. Công an phường.
Câu 5: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
- A. Chị A thường xuyên đi lễ chùa để cầu nguyện một cuộc sống bình an, tốt đẹp.
- B. Chị X rất hào hứng tham gia hoạt động “khóa tu mùa hè” dành cho sinh viên.
- C. Anh H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương.
-
D. Bà C kiên quyết ngăn cản con gái kết hôn với anh P vì anh P là người theo tôn giáo khác.
Câu 6: Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người đó có
- A. hồ sơ đề nghị vay vốn ưu đãi.
- B. đối tượng tố cáo nặc danh.
-
C. tài liệu liên quan đến vụ án.
- D. quyết định điều chuyển nhân sự.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi
- A. giám hộ trẻ em khuyết tật.
-
B. giam, giữ người trái pháp luật.
- C. truy tìm đối tượng phản động
- D. bảo trợ người già neo đơn.
Câu 8: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
- A. tuyên truyền thông tin thất thiệt.
-
B. trình bày ý kiến, quan điểm nhân.
- C. bịa đặt những thông tin sai sự thật.
- D. chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng.
Câu 9: Ý kiến nào sau đây đúng?
Ý kiến 1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.
Ý kiến 2. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
Ý kiến 3. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.
Ý kiến 4. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm riêng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
- A. Ý kiến 1.
- B. Ý kiến 2.
-
C. Ý kiến 3.
- D. Ý kiến 4.
Câu 10: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nghĩa vụ của công dân khi thực hiện quyền tự do về tín ngưỡng, tôn giáo?
- A. Trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc.
-
B. Xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.
- C. Tuân thủ các quy định về Hiến pháp và pháp luật.
- D. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.
Câu 11: Phát hiện anh H phá khóa vào nhà mình để trộm tài sản, anh M đã giữ anh H trong nhà kho của gia đình. Biết chuyện, bà V là mẹ anh H đến nhà anh M xin lỗi và thỏa thuận bồi thường. Do gia đình anh M đi vắng, thấy cửa không khóa nên bà V đã tự ý vào nhà tìm kiếm anh H. Bà V và anh H cùng vi phạm quyền nào sau đây của công dân?
-
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- C. Bất khả xâm phạm về tài sản.
- D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
Câu 12: Anh A, anh B, anh C và anh D cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh C lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh D đã giam anh C tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh B canh giữ. Ngày hôm sau, anh A đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh C bị giam, trong khi anh B đang ngủ. Anh A định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh C đã đề nghị anh A tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh A tổ chức đánh bạc nên anh A đã giải thoát cho anh C. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
- A. Anh D và anh A.
-
B. Anh D và anh B.
- C. Anh D, anh C và anh A.
- D. Anh D, anh B và anh A.
Câu 13: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không dẫn tới hậu quả nào sau đây?
- A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.
- B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.
- C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
-
D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.
Câu 14: Theo quy định của pháp luật, hành vi cố ý tung tin xấu nhằm hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
- A. tính mạng, sức khỏe.
- B. hồ sơ tư pháp.
-
C. danh dự, nhân phẩm.
- D. bí mật thư tín.
Câu 15: Trước những hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, chúng ta cần
- A. thờ ơ, vô cảm.
-
B. lên án, ngăn chặn.
- C. học tập, noi gương.
- D. khuyến khích, cổ vũ.
Câu 16: Trong tình huống dưới đây, anh B và anh K đã thực hiện tốt quyền nào của công dân?
Tình huống. Anh B và anh K là thành viên trong tổ bảo vệ của khu chợ A. Trong quá trình tuần tra, làm nhiệm vụ, hai người đã phát hiện một tên trộm. Khi anh B và anh K đuổi theo tên trộm, đến ngã tư thì mất dấu. Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà ông M, hai anh đã đề nghị ông M cho vào nhà để tìm kiếm tên trộm, nhưng ông M không đồng ý vì không Thấy ai vào nhà mình cả. Do đó, anh B và anh K quyết định không vào nhà ông M, mà quay lại chợ làm nhiệm vụ của mình.
-
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Bất khả xâm phạm về tài sản.
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật: không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp cá nhân đó
-
A. vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.
- B. đang thực hiện các giao dịch dân sự.
- C. công khai đấu giá tài sản của bản thân.
- D. ủy quyền giao dịch các hợp đồng dân sự.
Câu 18: Trong trường hợp sau, chị L đã thực hiện quyền nào của công dân?
Trường hợp. Chị L muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Chị L đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi chị L trình bày về mong muốn của mình, chị đã được cung cấp đầy đủ những thông tin mà chị đề nghị và được giải thích rõ về những nội dung trong thông tin.
-
A. Tiếp cận thông tin.
- B. Bảo hộ danh dự.
- C. Tự do ngôn luận.
- D. Tự do báo chí.
Câu 20: Trong tình huống dưới đây, anh D và anh C đã thực hiện tốt quyền nào của công dân?
Tình huống. Anh D và anh C là thành viên trong tổ bảo vệ của khu chợ A. Trong quá trình tuần tra, làm nhiệm vụ, hai người đã phát hiện một tên trộm. Khi anh D và anh C đuổi theo tên trộm, đến ngã tư thì mất dấu. Nghi ngờ tên trộm chạy vào nhà ông V, hai anh đã đề nghị ông V cho vào nhà để tìm kiếm tên trộm, nhưng ông V không đồng ý vì không Thấy ai vào nhà mình cả. Do đó, anh D và anh C quyết định không vào nhà ông V, mà quay lại chợ làm nhiệm vụ của mình.
-
A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
- B. Bất khả xâm phạm về tài sản.
- C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.
- D. Được pháp luật bảo hộ về thân thể.