Câu 1: Cây công nghiệp lâu năm nào sau đây phát triển mạnh ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
- A. Cao su.
- B. Điều.
- C. Cà phê.
-
D. Chè.
Câu 2: Điểm du lịch Sa Pa thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Điện Biên.
-
B. Lào Cai.
- C. Lai Châu.
- D. Hà Giang.
Câu 3:c ác hoạt động du lịch biển ở phía Nam diễn ra quanh năm do
- A. miền Nam chỉ có du lịch biển.
-
B. nền nhiệt độ cao quanh năm.
- C. có nhiều loại hình du lịch mới.
- D. khí hậu ở miền Nam mát mẻ.
Câu 4: Ở một số lưu vực sông của nước ta đang gặp tình trạng nào sau đây?
- A. Sạt lở hai bên sông, lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
-
B. Chưa sử dụng hợp lí, ô nhiễm nguồn nước.
- C. Đầy nước quanh năm và sử dụng lãnh phí.
- D. Ô nhiễm nước sông và hạn hán ở khắp nơi.
Câu 5:Nước ta có mấy nhóm đất chính?
- A. 4 nhóm.
-
B. 3 nhóm.
- C. 2 nhóm.
- D. 5 nhóm.
Câu 6: Ở nước ta, loại đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
-
A. Tây Bắc.
- B. Đông Nam Bộ.
- C. Tây Nguyên.
- D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 7: Đất mùn núi cao phân bố rải rác ở các khu vực núi có độ cao từ
- A. 1400 - 1500m trở lên.
- B. 1500 - 1600m trở lên.
-
C. 1600 - 1700m trở lên.
- D. 1700 - 1800m trở lên.
Câu 8: Các loại cây công nghiệp lâu năm phù hợp với loại đất nào dưới đây?
- A. Phù sa.
-
B. Feralit.
- C. Đất mặn.
- D. Đất xám.
Câu 9: Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?
- A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
-
B. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
- C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực.
- D. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước.
Câu 10: “Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
- A. Phù sa sông.
- B. Đất mặn.
- C. Đất feralit.
-
D. Đất phèn.
Câu 11: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng
- A. 12 triệu ha.
- B. 11 triệu ha.
-
C. 10 triệu ha.
- D. 13 triệu ha.
Câu 12: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do
- A. nền nhiệt độ cao.
- B. thảm thực vật ít.
-
C. bị rửa trôi mạnh.
- D. bị phong hóa ít.
Câu 13: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?
- A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
-
B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
- C. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.
- D. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.
Câu 14: “Đất chua, nghèo các chất badơ và mùn” là đặc điểm chủ yếu của loại đất nào sau đây?
- A. Đất badan.
- B. Đất phèn.
-
C. Đất feralit.
- D. Đất mặn.
Câu 15: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì
- A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
- B. Nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận nhiệt và ôn đới.
-
C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
- D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm.
Câu 16: Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là :
- A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
- B. Tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước.
-
C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
- D. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
Câu 17: Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
- A. địa hình đa dạng.
- B. đất feralit.
-
C. khí hậu nhiệt đới ẩm.
- D. nguồn nước phong phú.
Câu 18: Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:
-
A. Khoáng sản
- B. Sinh vật, tác động của con người
- C. Đá mẹ
- D. Địa hình, khí hậu, nguồn nước
Câu 19: Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là
- A. đất dễ bị ngập úng.
- B. đất chua, nhiễm phèn.
-
C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- D. đất dễ bị xâm nhập mặn.
Câu 20: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
-
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Duyên hải miền Trung.
- D. Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.