TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở nước ta, loại gió nào sau đây thổi quanh năm?
- A. Tây Nam.
- B. Đông Bắc.
- C. Đông Nam.
-
D. Tín phong.
Câu 2: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào dưới đây?
-
A. Cuối thu đầu đông.
- B. Chủ yếu mùa hạ.
- C. Chủ yếu mùa thu.
- D. Cuối hạ đầu thu.
Câu 3: Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc là
- A. nóng, khô và phân thành hai mùa rõ rệt.
- B. nóng ẩm và mưa nhiều diễn ra quanh năm.
-
C. đầu mùa tương đối khô, cuối mùa ẩm ướt.
- D. thời tiết lạnh buốt và khô ráo, nhiều mây.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về tính chất ẩm của khí hậu nước ta?
-
A. Cân bằng ẩm luôn dương, độ ẩm không khí cao, trên 98%.
- B. Tính chất ẩm thể hiện qua yếu tố lượng mưa và độ ẩm.
- C. Ở những khu vực đón gió biển hoặc vùng núi cao, lượng mưa trung bình năm khoảng 3000 – 4000 mm/năm.
- D. Nước ta có lượng mưa trung bình năm lớn, từ 1 500 – 2 000 mm/năm.
Câu 5: Gió mùa mùa hạ hoạt động ở nước ta vào thời gian nào sau đây?
- A. Từ tháng 5 đến tháng 11.
- B. Từ tháng 4 đến tháng 10.
-
C. Từ tháng 5 đến tháng 10.
- D. Từ tháng 4 đến tháng 11.
Câu 6: Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của:
- A. Gió mùa ôn đới phía Bắc
-
B. Tín phong bán cầu Bắc
- C. Gió mùa ôn đới phía Nam
- D. Tín phong bán cầu Nam
Câu 7: Khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình tháng dưới 25oC), mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng là đặc điểm của đai khí hậu nào?
- A. Đai nhiệt đới gió mùa
- B. Đai ôn đới gió mùa trên núi
-
C. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
- D. Không đai nào
Câu 8: Nhiệt độ nước ta tăng dần:
- A. Từ đông sang tây
- B. Từ nam ra bắc
- C. Từ tây sang đông
-
D. Từ bắc vào nam
Câu 9: Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện qua:
-
A. Các yếu tố bức xạ
- B. Nhiệt độ không khí vào mùa hè
- C. Lượng mưa hằng năm
- D. Khả năng thích ứng của con người với thời tiết
Câu 10: Cán cân bức xạ trên toàn lãnh thổ Việt Nam luôn:
- A. Âm vào các tháng mùa hè và dương vào các tháng mùa đông
- B. Âm
-
C. Dương
- D. Âm vào các tháng mùa đông và dương vào các tháng mùa hè
Câu 11: Gió mùa mùa đông gần như bị chặn lại ở dãy núi nào sau đây?
- A. Tam Đảo.
- B. Hoành Sơn.
-
C. Bạch Mã.
- D. Con Voi.
Câu 12: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi nào dưới đây?
-
A. Bạch Mã.
- B. Trường Sơn Bắc.
- C. Trường Sơn Nam.
- D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 13: Câu nào sau đây không đúng về gió mùa mùa hạ?
- A. Hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, chịu tác động của khối khí nhiệt đới ẩm di chuyển theo hướng tây nam.
-
B. Đối với miền Bắc, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió thổi vào đất liền theo hướng đông bắc.
- C. Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao Bắc Ấn Độ Dương gây mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên nhưng cũng gây hiệu ứng phơn khô, nóng cho Trung Bộ, Tây Bắc.
- D. Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu hoạt động mạnh, kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và kéo dài cho nhiều nơi trên cả nước.
Câu 14: Khí hậu Biển Đông mang tính chất nào dưới đây?
- A. Nhiệt đới ẩm.
- B. Nhiệt đới gió mùa.
-
C. Nhiệt đới hải dương.
- D. Nhiệt đới địa trung hải.
Câu 15: Câu nào sau đây không đúng về phân hoá khí hậu ở nước ta?
- A. Khí hậu có sự phân hoá giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn. Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
-
B. Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã về phía nam): khí hậu cận xích đạo gió mùa, nền nhiệt biến động quanh năm, có hai mùa mưa và khô phân hoá rõ rệt.
- C. Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc): khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hạ nóng, ẩm và mưa nhiều.
- D. Khí hậu Việt Nam phân hoá thành ba đai cao gồm: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.
Câu 16: Cho bản đồ khí hậu Việt Nam.
Ta không thể biết được gì qua bản đồ này?
- A. Hướng gió
- B. Lượng mưa trung bình trong năm
-
C. Phân bố địa hình
- D. Thời điểm xuất hiện các cơn bão
Câu 17: Vào mùa đông, một số vùng núi ở miền khí hậu phía Bắc có thể xuất hiện tuyết rơi, nhất là trên :
- A. Núi Bà Đen
-
B. Các đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn
- C. Núi Bà Rá
- D. Các đỉnh núi cao của dãy Ngọc Linh
Câu 18: Gió mùa mùa đông hoạt động từ:
- A. Tháng 3 đến tháng 10
- B. Tháng 1 đến tháng 5
-
C. Tháng 11 đến tháng 4 năm sau
- D. Tháng 12 đến tháng 5 năm sau
Câu 19: Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?
- A. Trên 900 – 1 000 m
- B. Dưới 900 – 1 000 m
-
C. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)
- D. Dưới 600 – 700 m
Câu 20: Nhiệt độ trung bình năm của không khí ở hầu hết mọi nơi trên cả nước (trừ vùng núi cao) là bao nhiêu?
- A. Hơn 15oC
-
B. Hơn 20oC
- C. Hơn 25oC
- D. Hơn 30oC
Câu 21: Ở nước ta, khu vực nào chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão và áp thấp nhiệt đới?
-
A. Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
- B. Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.
- C. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
- D. Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
Câu 22: Vùng khí hậu nào dưới đây có mùa mưa lệch về thu đông?
- A. Vùng khí hậu Tây Nguyên.
- B. Vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.
-
C. Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
- D. Vùng khí hậu Đông Bắc Bộ.
Câu 23: Ở vùng biển và thềm lục địa nước ta có khí hậu
- A. nhiệt đới gió mùa ẩm.
-
B. ôn hòa hơn trong đất liền.
- C. có sự phân hóa phức tạp.
- D. phân hóa theo bắc - nam.
Câu 24: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
- A. Tây Nguyên.
- B. Đông Bắc.
-
C. Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Bộ.
Câu 25: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào sau đây của nước ta?
-
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- B. Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
- C. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- D. Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung bộ.