Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập Chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM

 

Câu 1: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất phù sa ở nước ta không thích hợp để trồng cây gì?

  • A. Rau và hoa màu
  • B. Cây lấy gỗ
  • C. Cây công nghiệp hàng năm
  • D. Cây lúa và các cây lương thực khác

Câu 2: Hệ sinh thái nào sau đây không thuộc hệ sinh thái nhân tạo?

  • A. Vùng chuyên canh.
  • B. Nuôi trồng thủy sản.
  • C. Đầm phá ven biển.
  • D. Các đồng ruộng.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, hổ,....
  • B. Một số loài chim có nguy cơ tuyệt chủng như: vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ, gà lam đuôi trắng,..
  • C. Việc khai thác các khu rừng tự nhiên đã giúp các loài động vật gia tăng khả năng thích ứng với biển đổi khí hậu và các tác động của con người.
  • D. Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,..).

Câu 4: Sự suy giảm nguồn gen do ảnh hưởng trực tiếp từ

  • A. tác động lớn từ biến đổi khí hậu.
  • B. sự xuất hiện của nhiều thiên tai.
  • C. khai thác trực tiếp từ con người.
  • D. suy giảm cá thể và loài sinh vật.

Câu 5: Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học nào sau đây không đúng đối với nước ta?

  • A. Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường.
  • B. Xử lí chất thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài sinh vật,...
  • C. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động thực vật quý hiếm.
  • D. Thực hiện nghiêm Luật Khai thác sinh vật và Luật Kiểm soát tài nguyên

Câu 6: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Ở vùng đồi núi.
  • B. Vùng đồng bằng.
  • C. Cửa sông, ven biển.
  • D. Khắp trên cả nước.

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về sao la?

  • A. Sao la – tên gọi khác là Bò Vũ Quang, có chiều cao khoảng 80 cm (từ chân đến vai) và cân nặng 80 – 100 kg.
  • B. Sao la có lượng dưỡng chất trong cơ thể rất cao, vì thế, hiện nay chúng đang được nghiên cứu để bào chế dược phẩm.
  • C. Sao la là một trong những loài thú lớn có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới.
  • D. Sao la sống rải rác tại khu vực rừng kín thường xanh tại dãy Trường Sơn Bắc, dọc theo biên giới Tây Bắc – Đông Nam Việt Nam và biên giới Lào.

Câu 8: Trong tự nhiên ở nước ta đã phát hiện được bao nhiêu loài sinh vật?

  • A. Hơn 100 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 80 000 loài thực vật, 20 000 loài động vật dưới nước.
  • B. Hơn 50 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 30 000 loài thực vật, 20 000 loài động vật trên cạn.
  • C. Hơn 50 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 20 000 loài thực vật, 10 500 loài động vật trên cạn
  • D. Hơn 100 000 loài sinh vật, trong đó có khoảng 40 000 loài thực vật, 21 000 loài động vật dưới nước.

Câu 9: Đất mùn núi cao được dùng vào mục đích nào dưới đây?

  • A. Trồng cây công nghiệp.
  • B. Trồng rau quả ôn đới.
  • C. Trồng cây ăn quả.
  • D. Trồng rừng đầu nguồn.

Câu 10: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
  • B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
  • C. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.
  • D. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.

Câu 11: Ở miền núi, lượng mưa lớn gây ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Sạt lở, cháy rừng.
  • B. Xói mòn, rửa trôi.
  • C. Hạn hán, bóc mòn
  • D. Xâm thực, bồi tụ.

Câu 12: Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 13: Câu nào sau đây đúng về hệ sinh thái rừng hiện nay?

  • A. Cả hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh đều bị gia tăng đáng kể
  • B. Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh
  • C. Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại quá nhiều trong khi rừng thứ sinh lại rất ít
  • D. Cả hệ sinh thái rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh đều bị suy giảm đáng kể.

Câu 14: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước
  • B. Có lớp vỏ phong hoá mỏng, kị khí, khó thoát nước
  • C. Có lớp vỏ phong hoá dày, kị khí, khó thoát nước
  • D. Có lớp vỏ phong hoá mỏng, thoáng khí, dễ thoát nước

Câu 15:

Đây là hình ảnh:Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P2)

  • A. Cây cà phê trồng trên đất badan
  • B. Cây nho trồng trên đất feralit
  • C. Cây keo trồng lấy gỗ
  • D. Cây lựu trồng trên đất phù sa

Câu 16: Phần đất màu xanh lục là loại đất gì?

 Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 3: Đặc điểm thổ nhường và sinh vật Việt Nam (P2)

  • A. Đất phèn
  • B. Đất phù sa sông
  • C. Đất mặn
  • D. Đất cát ven biển

Câu 17: Trong hệ sinh thái tự nhiên dưới nước có hệ sinh thái:

  • A. Nước nhạt và nước mặn
  • B. Nước lợ và nước không lợ
  • C. Nước mặn và nước ngọt
  • D. Nước đắng và nước ngọt

Câu 18: Tại sao đất feralit có màu đỏ vàng?

  • A. Vì trong đất có vàng thô và tàn tích núi lửa
  • B. Vì sự ảnh hưởng của cây trồng
  • C. Vì sự ảnh hưởng của khí hậu lạnh
  • D. Vì trong đất có nhiều hợp chất sắt, nhôm.

Câu 19: Ở nước ta không có luồng sinh vật di cư từ khu vực/quốc gia nào tới?

  • A. Ma-lai-xi-a và Ấn Độ.
  • B. Từ dãy núi Hi-ma-lay-a.
  • C. Trung Quốc, Mi-an-ma.
  • D. Liên Bang Nga, Tây Âu.

Câu 20: Trong nhóm đất feralit, ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan thì phần lớn nhóm đất này có đặc điểm gì?

  • A. Chua, thiếu nồng độ axit
  • B. Giàu chất dinh dưỡng nhưng tơi xốp
  • C. Giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp
  • D. Chua, nghèo các chất badơ và mùn.

Câu 21: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

  • A. Ven sông Tiền.
  • B. Vùng ven biển.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Tây Nam Bộ.

Câu 22: Ở nước ta, loại đất feralit trên đá vôi phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Đông Nam Bộ.
  • C. Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 23: Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Ít chưa, tơi xốp.
  • B. Giàu dinh dưỡng.
  • C. Đất có màu nâu.
  • D. Đất bị chua nhiều.

Câu 24: Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?

  • A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 25: Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào sau đây của nước ta?

  • A. Tây Nguyên.
  • B. Hoàng Liên Sơn.
  • C. Việt Bắc.
  • D. Đông Bắc.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.