NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:
-
A. Đồi núi
- B. Đồng bằng
- C. Bán bình nguyên
- D. Đồi trung du
Câu 2: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:
- A. 55%
- B. 65%
- C. 75%
-
D. 85%
Câu 3: Dãy núi cao nhất nước ta là:
-
A. Hoàng Liên Sơn
- B. Pu Đen Đinh
- C. Pu Sam Sao
- D. Trường Sơn Bắc
Câu 4: Đặc điểm nào không phải của địa hình đồi núi của nước ta?
- A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ
- B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ
- C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ
-
D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ
Câu 5: Địa hình nước ta hình thành và biến đổi theo những nhân tố chủ yếu:
- A. Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo
- B. Hoạt động ngoại lực: khí hậu, dòng nước…
- C. Hoạt động của con người
-
D. Cả 3 nhân tố trên
Câu 6: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn
- A. Tiền Cambri
- B. Cổ sinh
- C. Trung sinh
-
D. Tân kiến tạo
Câu 7: Đỉnh núi nào được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương"
-
A. Phan-xi-păng
- B. Trường Sơn
- C. E-vơ-rét
- D. Pu-si-cung
Câu 8: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa đa dạng, nguyên nhân cơ bản do:
-
A. Đặc điểm địa hình kết hợp với hướng các mùa gió.
- B. Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
- C. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm.
- D. Nước ta nằm tiếp giáp với Biển Đông.
Câu 9: Sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:
-
A. Độ cao và hướng núi
- B. Hướng nghiêng
- C. Giá trị về kinh tế
- D. Sự tác động của con người
Câu 10: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của khu vực:
-
A. Trường Sơn Bắc.
- B. Tây Bắc.
- C. Đông Bắc.
- D. Trường Sơn Nam.
Câu 11: Đặc điểm nào đúng với địa hình khu vực Đông Bắc?
- A. Cao nhất nước ta
-
B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
- D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
Câu 12: Đặc điểm nào đúng với khu vực Trường Sơn Nam?
- A. Cao nhất nước ta
-
B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
- C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
Câu 13: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:
- A. Khu vực Trường Sơn Nam
- B. Khu vực Đông Bắc
-
C. Khu vực Tây Bắc
- D. Khu vực Trường Sơn Bắc
Câu 14: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:
- A. Dãy Hoàng Liên Sơn
-
B. Khu vực Đông Bắc
- C. Các hệ thống sông lớn.
- D. Khu vực Trường Sơn Bắc
Câu 15: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn khu :
- A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
- B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
-
C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn
Câu 16: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?
- A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
- B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
-
C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
- D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.
Câu 17: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
-
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Đồng bằng sông Mã.
- D. Đồng bằng sông Cả.
Câu 18: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:
- A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng
- B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,
- C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng
-
D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng
Câu 19: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở:
- A. Diện tích nhỏ hơn.
- B. Phù sa không bồi đắp hàng năm
-
C. Thấp và khá bằng phẳng
- D. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa
Câu 20: Vùng đất ngoài đê ở đồng bằng sông Hồng là nơi:
- A. Không được bồi đắp phù sa hàng năm.
- B. Có nhiều ô trũng ngập nước
- C. Được canh tác nhiều nhất.
-
D. Thường xuyên được bồi đắp phù sa.
Câu 21: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Là đồng bằng châu thổ.
- B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.
-
C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.
- D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
Câu 22: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là:
- A. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước.
- B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.
-
C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.
- D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.
Câu 23: Đặc điểm bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu:
-
A. Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.
- B. Có nhiều bãi bùn rộng.
- C. Là kiểu bờ biển bồi tụ.
- D. Diện tích rững ngập mặn phát triển.
Câu 24: Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển:
- A. Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ
- B. Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
-
C. Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.
- D. Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam