Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời bài 9: Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 9 Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam (P2)- sách Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong nông nghiệp, giải pháp nào sau đây được sử dụng để thích ứng với biến đổi khí hậu?

  • A. Ứng dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu.
  • B. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và phát triển thủy lợi.
  • C. Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hạn chế xâm nhập mặn.
  • D. Cải tạo, tu bổ hạ tầng vận tải và phát triển du lịch xanh.

Câu 2: Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến hồ, đầm và nước ngầm?

  • A. Mực nước các hồ đầm và nước ngầm xuống thấp.
  • B. Các hồ, đầm cạn nước không thể khôi phục được.
  • C. Nguồn nước ngầm hạ thấp, khả năng khô hạn lớn.
  • D. Nhiều hồ, đầm đầy nước; nguồn nước ngầm nhiều.

Câu 3: Hai nhóm giải pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu là

  • A. sử dụng năng lượng tái tạo và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • B. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường bảo vệ, trồng rừng.
  • C. giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • D. thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

Câu 4: Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm cho các đợt mưa lớn:

  • A. Xảy ra ít hơn bình thường
  • B. Có sức tàn phá khủng khiếp hơn.
  • C. Xảy ra nhiều hơn mức bình thường
  • D. Xảy ra bất thường hơn về tần suất và cường độ

Câu 5: Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu nào sau đây không đúng?

  • A. Quốc gia: xây dựng kè biển, kênh mương để hạn chế xâm nhập mặn và thoát lũ,...
  • B. Dài hạn: phát triển nguồn lực mới để ứng phó lâu dài với biến đổi khí hậu.
  • C. Địa phương: trồng cây phù hợp, nâng cao nhận thức người dân về biến đổi khí hậu,...
  • D. Ngắn hạn: sử dụng tối thiểu nguồn lực sẵn có ứng phó biến đổi khí hậu.

Câu 6: Biến đổi khí hậu tác động đến

  • A. sinh hoạt và sản xuất, khai thác tài nguyên tự nhiên.
  • B. đời sống và sản xuất, đe dọa sự phát triển bền vững.
  • C. đời sống, sản xuất, đe dọa sự phát triển nông nghiệp.
  • D. đời sống và sinh hoạt, đe dọa sự phát triển du lịch.

Câu 7: Đối với thủy văn, biến đổi khí hậu tác động nhiều nhất đến

  • A. độ dốc lòng sông và lưu lượng nước.
  • B. lưu lượng nước và chế độ nước sông.
  • C. chế độ nước sông và lưu vực sông.
  • D. lưu vực sông và hướng chảy của sông.

Câu 8: Giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu không phải là

  • A. bảo vệ và chống nắng cho cây trồng.
  • B. sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.
  • C. giảm thiểu lượng khí thải nhà kính.
  • D. khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.

Câu 9: Trong dịch vụ, giải pháp nào sau đây được sử dụng để thích ứng với biến đổi khí hậu?

  • A. Ứng dụng công nghệ tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu.
  • B. Cải tạo, tu bổ hạ tầng vận tải và phát triển du lịch xanh.
  • C. Tạo ra các sản phẩm chất lượng, hạn chế xâm nhập mặn.
  • D. Thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ và phát triển thủy lợi.

Câu 10: Vào mùa cạn, lượng nước ở hầu hết các hệ thống sông nước ta giảm từ

  • A. 5 - 11%.
  • B. 4 - 10%.
  • C. 3 - 10%.
  • D. 6 - 11%.

Câu 11: Đâu không phải một biên pháp để hạn chế phát thải khí nhà kính?

  • A. Khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
  • B. Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
  • C. Tăng cường trồng các giống cây truyền thống thay cho các giống hiện đại.
  • D. Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng về tác động của biến đổi khí hậu đối khí hậu nước ta?

  • A. Số cơn bão mạnh có xu hướng tăng, diễn biến bất thường về thời gian, tần suất và phạm vi hoạt động.
  • B. Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng trên cả nước.
  • C. Hạn hán, lũ lụt xuất hiện nhiều và khắc nghiệt hơn.
  • D. Mưa lớn và lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi nhưng rét đậm và rét hại lại không còn xuất hiện nữa.

Câu 13: Thiên tai nào sau đây không phải hiện tượng thời tiết cực đoan?

  • A. Động đất.
  • B. Mưa lớn.
  • C. Rét đậm.
  • D. Rét hại.

Câu 14: Biến đổi khí hậu thường tác động đến thuỷ chế của sông ngòi, làm chế độ nước sông:

  • A. Bảo toàn được tính hoang dã của tự nhiên
  • B. Ổn định hơn
  • C. Thay đổi thất thường
  • D. Không còn thích hợp cho sản xuất, sinh hoạt

Câu 15: Số ngày nắng nóng có xu thế tăng lên bao nhiêu trên phạm vi cả nước?

  • A. 3 – 5 ngày/năm
  • B. 3 – 5 ngày/quý
  • C. 3 – 5 ngày/thập kỉ
  • D. 3 – 5 ngày/thế kỉ

Câu 16: Trên phạm vi cả nước, trong một thập kỉ số ngày nắng nóng tăng từ

  • A. 2 - 5 ngày.
  • B. 3 - 4 ngày.
  • C. 2 - 4 ngày.
  • D. 3 - 5 ngày.

Câu 17: Biến đổi khí hậu làm nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng bao nhiêu từ năm 1958 đến 2018?

  • A. 5.50oC
  • B. 0.89oC
  • C. 2.45oC
  • D. 3.17oC

Câu 18: Giải pháp giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu là

  • A. khai thác hợp lí và bảo vệ tự nhiên.
  • B. tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
  • C. bảo vệ và chống nắng cho vật nuôi.
  • D. xây dựng kè biển, kênh thoát nước.

Câu 19: Trong giai đoạn 1958 – 2018, biến đổi khí hậu làm lượng mưa trung bình năm của cả nước:

  • A. Có nhiều biến động
  • B. Tăng lên liên tục
  • C. Điều hoà, ổn định
  • D. Giảm xuống liên tục

Câu 20: Bảng sau đây thể hiện điều gì?

c

  • A. Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958 – 2018) trên thế giới.
  • B. Tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm từ 1958 – 2018 trên thế giới
  • C. Mức chênh lệch nhiệt độ trung bình của từng giai đoạn so với nhiệt độ trung bình 60 năm (1958 – 2018) ở Việt Nam
  • D. Tốc độ gia tăng nhiệt độ trung bình mỗi năm từ 1958 – 2018 ở Việt Nam

Câu 21: Vào mùa lũ, ở đồng bằng xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

  • A. Ngập lụt.
  • B. Lũ quét.
  • C. Động đất.
  • D. Sóng thần.

Câu 22: Vào mùa lũ, ở miền núi xảy ra thiên tai chủ yếu nào sau đây?

  • A. Sóng thần.
  • B. Ngập lụt.
  • C. Lũ quét.
  • D. Động đất.

Câu 23: Vào mùa cạn, các địa phương nằm gần lưu vực sông thường gặp khó khăn chủ yếu nào sau đây?

  • A. Cháy rừng.
  • B. Thiếu nước.
  • C. Đại dịch.
  • D. Mất mùa.

Câu 24: Giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu” cần hiểu như thế nào?

  • A. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó
  • B. Tất cả những hoạt động của con người được điều chỉnh để đối phó với biến đổi khí hậu, đập tan những nơi chủ chốt gây ra biến đổi khí hậu.
  • C. Con người cần phải luyện tập các bài tập về cơ bắp, thể lực,… để tăng cường khả năng chống chịu trước sự khắc nghiệt ngày càng cao của khí hậu.
  • D. Một số hoạt động của con người được điều chỉnh để thích nghi với biến đổi khí hậu, đồng thời khai thác những mặt thuận lợi của nó.

Câu 25: Nếu áp dụng giải pháp “thích ứng với biến đổi khí hậu”, đâu là một việc làm hợp lí khi đối phó với tình trạng “nhiệt độ tăng”?

  • A. Quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên nước
  • B. Ngồi trong phòng bật điều hoà cả ngày
  • C. Bảo vệ, chống nắng cho người và vật nuôi
  • D. Bảo vệ, trồng rừng, chuyển đổi tập quán canh tác

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.