TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khí hậu ở đai ôn đới gió mùa trên núi có đặc điểm nào sau đây?
- A. Vào mùa hạ nóng.
- B. Khí hậu khá mát mẻ.
-
C. Có tính chất ôn đới.
- D. Nóng ẩm, mưa nhiều.
Câu 2: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?
- A. Đất sét
- B. Đất phù sa
-
C. Đất feralit
- D. Đất cát
Câu 3: Đai nhiệt đới gió mùa có loại đất chủ yếu nào sau đây?
- A. Cát biển.
- B. Phù sa.
-
C. Feralit.
- D. Mùn thô.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Một số đoạn bờ biển của nước ta đang gặp phải tình trạng mài mòn, sạt lở,... gây bất lợi cho các hoạt động kinh tế.
-
B. Toàn bộ đường bờ biển của nước ta thuận lợi cho việc nuôi trồng hải sản.
- C. Dọc bờ biển có nhiều địa điểm nước sâu thuận lợi cho xây dựng cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu, điển hình như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Quy Nhơn (Bình Định),...
- D. Nhiều bãi cát dài ở ven biển miền Trung thuận lợi cho phát triển du lịch biển (bãi biển Lăng Cô, Mỹ Khê, Nha Trang,...)
Câu 5: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?
-
A. Đà Nẵng.
- B. Quảng Trị.
- C. Quảng Nam.
- D. Huế.
Câu 6: Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để
-
A. xây dựng cảng biển.
- B. chăn nuôi gia súc.
- C. phát triển du lịch.
- D. phát triển thủy sản.
Câu 7: Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Điều đó được thể hiện như thế nào?
- A. Ở sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
-
B. Ở sườn đón gió mưa nhiều, sinh vật phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
- C. Ở sườn phía tây thì xuất hiện hệ sinh thái rừng lá kim còn sườn phía đông thì xuất hiện hệ sinh thái rừng nhiệt đới
- D. Ở sườn đón gió, gió mạnh nên chỉ những sinh vật to lớn mới có thể phát triển; ngược lại, ở sườn khuất gió, gió nhẹ nên sinh vật phong phú.
Câu 8: Tính nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn trên phần lớn diện tích lãnh thổ do địa hình nước ta chủ yếu là
- A. cao nguyên.
-
B. đồi núi thấp.
- C. đồng bằng.
- D. đồi núi cao.
Câu 9: Ở vùng Tây Bắc có mùa đông ngắn và ấm hơn vùng Đông Bắc do ảnh hưởng của dãy núi nào sau đây?
- A. Ngân Sơn.
-
B. Hoàng Liên Sơn.
- C. Pu Đen Đinh.
- D. Đông Triều.
Câu 10: Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?
- A. Dưới 900 – 1 000 m
- B. Trên 900 – 1 000 m
- C. Dưới 600 – 700 m
-
D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)
Câu 11: Hoạt động khai thác kinh tế ở hình dưới đây là gì?
-
A. Trồng cây công nghiệp
- B. Khai thác gỗ
- C. Phát triển trung tâm kinh tế
- D. Du lịch
Câu 12: Ở miền Nam, đai nhiệt đới gió mùa lên đến độ cao khoảng
- A. 800-900m.
- B. 700-800m.
- C. 600-700m.
-
D. 900-1000m.
Câu 13: Ở khu vực đồi núi, loại đất nào sau đây là phổ biến nhất?
-
A. Đất feralit.
- B. Đất badan.
- C. Đất phù sa.
- D. Đất mùn alit.
Câu 14: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Điều này được thể hiện như thế nào?
-
A. Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
- B. Khi có mưa bão thì ở vùng núi chảy chậm hơn nhưng khi trời nắng thì ở đồng bằng lại chảy chậm hơn.
- C. Điều này không đúng. Độ dốc không ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi.
- D. Ở vùng đồng bằng, sông thường chảy nhanh; ở vùng núi, sông chảy chậm và điều hoà hơn.
Câu 15: Ở vùng đồi núi nước ta có địa hình chia cắt phức tạp nên gây khó khăn cho
-
A. giao thông vận tải.
- B. cải tạo môi trường.
- C. tài chính ngân hàng.
- D. phát triển thủy điện.
Câu 16: Địa hình nước ta chủ yếu là:
- A. Cao nguyên
- B. Đồi núi cao
- C. Đồng bằng
-
D. Đồi núi thấp
Câu 17: Vùng biển và thềm lục địa ở nước ta có thế mạnh nào sau đây để phát triển giao thông vận tải biển?
- A. Giàu tài nguyên dầu khí và thủy triều.
-
B. Có nhiều vũng và vịnh biển nước sâu.
- C. Nhiều bãi tắm, đảo có phong cảnh đẹp.
- D. Nhiều thủy sản có giá trị, giàu muối.
Câu 18: Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...) là những đặc điểm của đai nào?
- A. Đai nhiệt đới gió mùa
- B. Đai Trường Sơn Nam
-
C. Đai ôn đới gió mùa trên núi
- D. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
Câu 19: Vịnh Vân Phong nằm ở đâu?
- A. Cà Mau
-
B. Khánh Hoà
- C. Đà Nẵng
- D. Quảng Ninh
Câu 20: Hoạt động kinh tế nào sau đây là thế mạnh ở khu vực đồng bằng?
-
A. Trồng cây lương thực, thực phẩm.
- B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- C. Làm muối và khai thác thủy sản.
- D. Chăn nuôi gia súc lớn, gia cầm.
Câu 21: Cảng biển Vũng Áng thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Khánh Hòa.
- B. Bình Định.
- C. Quảng Ngãi.
-
D. Hà Tĩnh.
Câu 22: Ở nước ta hiện nay, đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất?
- A. Phú Quý.
- B. Côn Đảo.
- C. Cái Bầu.
-
D. Phú Quốc.
Câu 23: Địa hình núi bị chia cắt mạnh cũng gây hạn chế trong việc:
- A. Phát triển ngành chăn nuôi thuỷ hải sản
-
B. Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải
- C. Phòng thủ và tấn công khi đối đầu với giặc ngoại xâm
- D. Phát triển ngành lâm nghiệp.
Câu 24: Địa hình đồi núi thấp, bán bình nguyên và cao nguyên thuận lợi cho việc:
-
A. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn và lâm nghiệp.
- B. Hình thành các khu công nghiệp, khu nghiên cứu khoa học.
- C. Hình thành các khu du lịch, khu giải trí.
- D. Hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, hoa màu.
Câu 25: Địa điểm nào sau đây ở vùng núi có điều kiện phát triển mạnh du lịch?
-
A. Tam Đảo.
- B. Côn Đảo.
- C. Kon Tum.
- D. Mỹ Khê.