NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biến đổi khí hậu làm nước biển dâng ảnh hưởng lớn nhất đến vùng
- A. Cao nguyên
-
B. Đồng bằng
- C. Đồi
- D. Núi
Câu 2: Sự nóng lên của Trái Đất không làm cho
- A. Băng hai cực tăng.
- B. Mực nước biển dâng.
-
C. Sinh vật phong phú.
- D. Thiên tai bất thường.
Câu 3: Biến đổi khí hậu là vấn đề của
- A. Mỗi quốc gia.
- B. Mỗi khu vực.
- C. Mỗi châu lục.
-
D. Toàn thế giới.
Câu 4: Đâu là biện pháp làm giảm khí thải hiệu ứng nhà kính?
- A. Tăng cường diện tích cây xanh
- B. Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên
- C. Xử lí khí thải trước khi xả ra môi trường
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 5: Đâu là biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu?
- A. Tiết kiệm năng lượng, sử dụng phương tiện công cộng
- B. Trồng rừng, dùng năng lượng sạch
- C. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Đâu là biểu hiện của biến đổi khí hậu?
- A. Thay đổi về nhiệt độ
- B. Thay đổi về lượng mưa
- C. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán...
-
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Đâu là biện pháp giảm ô nhiễm môi trường?
- A. Tăng cường trồng rừng
- B. Nước thải công nghiệp thải trực tiếp ra môi trường
- C. Sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên
-
D. A và C đúng
Câu 8: Một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu là
- A. Quy mô kinh tế thế giới tăng.
- B. Dân số thế giới tăng nhanh.
-
C. Thiên tai bất thường, đột ngột.
- D. Thực vật đột biến gen tăng.
Câu 9: Biến đổi khí hậu là do tác động của
- A. Các thiên thạch rơi xuống
- B. Các vụ nổ hạt nhân, thử vũ khí
- C. Các thiên tai trong tự nhiên
-
D. Các hoạt động của con người
Câu 10: Biểu hiện chủ yếu của biến đổi khí hậu là
-
A. Nhiệt độ Trái Đất tăng.
- B. Số lượng sinh vật tăng.
- C. Mực nước ở sông tăng.
- D. Dân số ngày càng tăng.
Câu 11: Hành động nào em không nên làm để ứng phó với biến đổi khí hậu?
- A. Không xả rác bừa bãi ra môi trường (ao, hồ, sông, suối,...)
- B. Phân loại rác tại nhà
- C. Tái chế rác thải nhựa
-
D. Sử dụng các thiết bị không tiết kiệm điện ( đèn sợi đốt....)
Câu 12: Các chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là
- A. H2O, CH4, CFC.
- B. N2O, O2, H2, CH4.
- C. CO2, N2O, O2.
-
D. CO2, CH4, CFC.
Câu 13: Việc làm nào sau đây không mang ý nghĩa bảo vệ môi trường?
- A. Sử dụng phương tiện công cộng
- B. Hạn chế sử dụng túi ni-lông
-
C. Sử dụng nhiều đồ nhựa dùng một lần
- D. Sử dụng tiết kiệm điện, nước
Câu 14: Sử dụng nguồn năng lượng nào sẽ góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
- A. Năng lượng mặt trời
- B. Năng lượng gió
- C. Sức nước
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Việc làm nào dưới đây góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu ?
- A. Sử dụng các thiết bị điện tiêu hao ít năng lượng
- B. Tạo thói quen tắt thiết bị điện khi không sử dụng
- C. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp,...
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Lưu lượng nước có xu thế giảm đã dẫn đến điều gì?
- A. Tăng nguy cơ thiếu nước cho sinh hoạt
- B. Tăng nguy cơ thiếu nước cho sản xuất vào mùa khô
-
C. Cả ba đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 17: Lưu lượng nước ở lưu vực sông nào dưới đây có xu thế giảm vào mùa cạn?
- A. Sông Kỳ Cùng
- B. Sông Ba
- C. Sông Thu Bồn
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Tổng lượng mưa trung bình năm biến động dẫn đến?
- A. Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn
-
B. Lưu lượng nước sông cũng biến động
- C. Lưu lượng nước có xu thế giảm
- D. Tất cả đều sai.
Câu 19: Đáp án nào dưới đây chỉ tác động của biến đổi khí hậu?
- A. Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng
- B. Số ngày rét đậm, rét hại biến động mạnh
- C. Số lượng các cơn bão mạnh tăng
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Lớp Ô-dôn có tác dụng nào sau đây?
-
A. Hấp thụ tia cực tím từ Mặt Trời.
- B. Chống tác nhân phá hủy Trái Đất.
- C. Bảo vệ sự sống cho loài người.
- D. Phản hồi sóng vô tuyến, điện từ.
Câu 21: Mức tăng nhiệt độ trung bình từ 1958 đến 2018 là?
- A. 0,90 độ C
- B. 0,88 độ C
-
C. 0,89 độ C
- D. Đáp án khác
Câu 22: Biến đổi khí hậu không làm ảnh hưởng đến yếu tố nào dưới đây?
- A. Biến đổi nhiệt độ, lượng mưa
- B. Lưu lượng nước và chế độ nước sông
-
C. Khả năng sinh sản của con người
- D. Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan
Câu 23: Hành động cụ thể em có thể làm để ứng phó với biến đổi khí hậu là?
- A. Tham gia ngày vì môi trường do trường học hoặc xã/phường/thị trấn tổ chức
- B. Tiết kiệm điện, nước,… trong sinh hoạt hàng ngày
- C. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, hạn chế dùng than, rơm rạ, đốt rác,…
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 24: Việc tiến hành trồng ngô trên đất lúa có lợi ích gì?
- A. Giúp người dân tăng năng suất
- B. Tăng thu nhập
- C. Góp phần cải tạo đất nông nghiệp
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Vào mùa mưa lũ, số ngày mưa lũ gia tăng gây nên tình trạng nào ?
- A. Gia tăng nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương
- B. Sinh vật trở nên đa dạng và phong phú
-
C. Lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở đồng bằng ngày càng trầm trọng
- D. Đáp án khác
Câu 26: Biến đổi khí hậu tác động lớn đến thuỷ văn nước ta như thế nào?
- A. Lượng mưa trung bình năm biến động làm lưu lượng nước sông cũng biến động theo.
- B. Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn gia tăng
-
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
- D. Đáp án khác
Câu 27: Đâu là đáp án đúng khi nói về biến đổi khí hậu?
- A. Biến đổi khí hậu làm cho thời tiết nước ta trở nên ôn hòa hơn
- B. Biến đổi khí hậu chỉ đem lại tác động tiêu cực cho thời tiết nước ta
- C. Biến đổi khí hậu mang đến những tác động tích cực đến thời tiết nước ta
-
D. Biến đổi khí hậu đã khiến thời tiết nước ta trở nên khắc nghiệt hơn
Câu 28: Biến đổi khí hậu làm gia tăng các hiện tượng nào dưới đây?
- A. Mưa lớn
- B. Bão
- C. Rét đậm, rét hại
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 29: Biến đổi khí hậu tác động đến nhiệt độ như thế nào?
-
A. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng
- B. Nhiệt độ trung bình năm có xu thế giảm
- C. Nhiệt độ tăng cao
- D. Nhiệt độ thấp
Câu 30: Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố nào dưới đây?
- A. Nhiệt độ
- B. Lượng mưa
- C. Thủy văn
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng