NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đất Feralit có màu?
- A. Cam
- B. Nâu
-
C. Đỏ vàng
- D. Đáp án khác
Câu 2: Đặc tính của đất feralit là?
- A. Có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí
- B. Dễ thoát nước, đất chua
- C. Nghèo các chất bazơ và mùn
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Ở nước ta, đất feralit phát triển trên đá vôi phân bố chủ yếu ở miền
- A. Nam.
- B. Trung.
- C. Tây.
-
D. Bắc
Câu 4: Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền
- A. đồng bằng.
- B. núi cao.
- C. ven biển.
-
D. đồi núi thấp.
Câu 5: Đặc tính chung của đất feralit đồi núi thấp là
-
A. nhiều sét, tơi xốp, ít chua.
-
B. ít chua, nghèo mùn, nhiều sét.
-
C. tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
-
D. chua, nghèo mùn, nhiều sét.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralit ?
- A. Có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm.
-
B. Thích hợp trồng cây lương thực.
- C. Chua nghèo mùn, nhiều sét.
- D. Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.
Câu 7: Đất feralit hình thành trên đá nào có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng với độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp ?
-
A. Đá bazan và đá vôi.
-
B. Đá macma axit và đá cát.
-
C. Đá bazơ và đá biến chất.
-
D. Đá biến chất và đá sét.
Câu 8: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất
-
A. phù sa.
-
B. feralit.
-
C. xám.
-
D. badan.
Câu 9: Đất Feralit được khai thác và sử dụng để
- A. Trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…)
- B. Trồng cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…)
- C. Trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Nhóm đất feralit hình thành ở độ cao?
- A. Từ độ cao 1700 đến 1800m trở xuống
- B. Từ độ cao 1600 đến 1700m trở lên
- C. Từ độ cao 1600 đến 2000m trở xuống
- D. Từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống
Câu 11: Đất phù sa có giá trị?
- A. Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.
- B. Phát triển ngành thuỷ sản
- C. Nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Đất phù sa được hình thành do?
- A. Sự tác động của con người
- B. Xác vi sinh vật hình thành
-
C. Sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển
- D. Đáp án khác
Câu 13: Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu ở?
-
A. Đồng bằng sông Hồng
-
B. Đồng bằng sông Cửu Long
-
C. Các đồng bằng duyên hải miền Trung
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Nhóm đất mùn trên núi phân bố rải rác ở?
-
A. Các vùng núi có độ cao khoảng 1700 đến 1800 m trở lên
-
B. Các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở xuống
-
C. Các vùng núi có độ cao khoảng 1500 đến 1600 m trở lên
-
D. Các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên
Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đất là?
- A. Phá rừng để làm nương rẫy, khiến cho thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm
- B. Độc canh nhiều diện tích cây công nghiệp dài ngày
- C. Sử dụng quá mức các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật,…
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Biện pháp dài hạn có thể áp dụng để cải tạo đất là?
- A. Định hướng phát triển và quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp
- B. Tích cực bảo vệ rừng và trồng rừng
- C. Quy hoạch các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 17: Biện pháp ngắn hạn có thể áp dụng để cải tạo đất là?
- A. Áp dụng các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp
- B. Ưu tiên các kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.
- C. Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ, chống thoái hóa đất
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 18: Bổ sung các chất hữu cơ cho đất để?
- A. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất
-
B. Cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất
- C. Duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá
- D. Đáp án khác
Câu 19: Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi để?
- A. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất
- B. Cung cấp chất dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật cho đất và làm tăng độ phì nhiêu của đất
-
C. Duy trì nước ngọt thường xuyên, hạn chế tối đa tình trạng khô hạn, mặn hoá, phèn hoá
- D. Đáp án khác
Câu 20: Đâu là việc cần làm để chống thoái hóa đất?
- A. Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, ven biển;
- B. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để hạn chế quá trình xói mòn đất.
- C. Nghiêm cấm, hạn chế khai thác rừng đầu nguồn
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 21: Giải pháp được sử dụng để chống thoái hoá đất là?
- A. Bảo vệ rừng và trồng rừng
- B. Củng cố và hoàn thiện hệ thống đê biển, hệ thống công trình thủy lợi
- C. Bổ sung các chất hữu cơ cho đất
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 22: Hậu quả của thoái hóa đất là?
- A. Năng suất cây trồng bị ảnh hưởng
- B. Độ phì của đất giảm
- C. Đất bị thoái hoá nặng không thể sử dụng cho trồng trọt
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 23: Đâu là biểu hiện của thoái hóa đất?
- A. Đất trở nên giàu dinh dưỡng
- B. Nguy cơ hoang mạc hóa giảm
- C. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng giảm
-
D. Diện tích đất phèn, đất mặn có xu hướng ngày càng tăng
Câu 24: Biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam là?
- A. Nhiều diện tích đất ở trung du và miền núi bị rửa trôi, xói mòn, bạc màu, trở nên khô cằn, nghèo dinh dưỡng
- B. Nguy cơ hoang mạc hoá có thể xảy ra ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
- C. Đất ở nhiều vùng cửa sông, ven biển bị suy thoái do nhiễm mặn, nhiễm phèn, ngập úng
-
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 25: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam chiếm khoảng bao nhiêu diện tích cả nước?
- A. 20% diện tích
- B. 40% diện tích
- C. 10% diện tích
-
D. 30% diện tích