Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 12 Sử dụng hợp lí tài nguyên đất(P2)- sách Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do

  • A. nạn phá rừng.
  • B. cháy rừng.
  • C. khai khoáng.
  • D. lượng mưa lớn.

Câu 2: Trong nhóm đất feralit, ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan thì phần lớn nhóm đất này có đặc điểm gì?

  • A. Chua, thiếu nồng độ axit
  • B. Giàu chất dinh dưỡng nhưng tơi xốp
  • C. Chua, nghèo các chất badơ và mùn.
  • D. Giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp

Câu 3: Đâu không phải một loại đất phù sa?

  • A. Đất xám trên phù sa cổ
  • B. Đất cát ven biển
  • C. Đất mặn
  • D. Đất mùn núi cao

Câu 4: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng

  • A. 10 triệu ha.
  • B. 13 triệu ha.
  • C. 12 triệu ha.
  • D. 11 triệu ha.

Câu 5: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm gì?

  • A. Có lớp vỏ phong hoá dày, kị khí, khó thoát nước
  • B. Có lớp vỏ phong hoá mỏng, thoáng khí, dễ thoát nước
  • C. Có lớp vỏ phong hoá mỏng, kị khí, khó thoát nước
  • D. Có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước

Câu 6: Trong nông nghiệp, đất phù sa thích hợp phát triển các loại cây nào sau đây?

  • A. Cây lúa nước, cây công nghiệp lâu năm.
  • B. Cây công nghiệp, ăn quả và cây ôn đới.
  • C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả.
  • D. Cây lương thực, hoa màu và cây ăn quả.

Câu 7: Vì sao đất phù sa ở nước ta có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu?

  • A. Vì đất phù sa ở nước ta không bị ngập nước
  • B. Vì đất phù sa ở nước ta không gần các khu vực đồi núi
  • C. Vì đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông
  • D. Vì đất phù sa ở nước ta không phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu 8: Ở những nơi đất có độ dốc nhỏ có thể trồng kết hợp những cây nào sau đây?

  • A. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lúa nước.
  • B. Cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.
  • C. Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả và cây lương thực.
  • D. Cây công nghiệp lâu năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

Câu 9: Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?

  • A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
  • B. Đồng bằng sông Hồng.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 10: Hình ảnh sau mô tả loại rừng gì?

c

  • A. Rừng nguyên sinh
  • B. Rừng ngập mặn
  • C. Rừng ôn đới thường xanh
  • D. Rừng chống ô nhiễm môi trường

Câu 11: Khu vực nào sau đây không phải nơi thuận lợi để nuôi trồng thủy sản?

  • A. Ở các bãi triều.
  • B. Bãi biển quanh đảo.
  • C. Vùng cửa sông.
  • D. Khu vực ngập mặn.

Câu 12: Đất phèn là loại đất hình thành ở:

  • A. Vùng núi cao
  • B. Ven biển
  • C. Ven sông
  • D. Những vùng trũng nước lâu ngày

Câu 13: Đất phèn có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Giàu dinh dưỡng, nghèo mùn.
  • B. Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.
  • C. Có màu nâu, tơi xốp và ít chưa.
  • D. Nhiều cát biển, phù sa tơi xốp.

Câu 14: Đối với sản xuất nông nghiệp, đất phù sa ở nước ta không thích hợp để trồng cây gì?

  • A. Cây lấy gỗ
  • B. Rau và hoa màu
  • C. Cây công nghiệp hàng năm
  • D. Cây lúa và các cây lương thực khác

Câu 15: Đất ở khu vực nào sau đây của nước ta dễ nhiễm mặn, nhiễm phèn?

  • A. Cửa sông, ven biển.
  • B. Đồng bằng, đồi núi.
  • C. Cao nguyên, các đảo.
  • D. Hải đảo, trung du.

Câu 16: Đâu không phải một biểu hiện của tính trạng thái hoá đất ở nước ta?

  • A. Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức
  • B. Các vùng đất bị ô nhiễm nặng sẽ không thể cải tạo mà biến thành đất cát, ảnh hưởng xấu không chỉ đến nông nghiệp mà còn nhiều vấn đề khác.
  • C. Đất canh tác bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí
  • D. Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển

Câu 17: Các loại cây công nghiệp lâu năm phù hợp với loại đất nào dưới đây?

  • A. Đất xám.
  • B. Đất mặn.
  • C. Feralit.
  • D. Phù sa.

Câu 18: Đất phù sa sông không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Đất có màu nâu.
  • B. Đất bị chua nhiều.
  • C. Giàu dinh dưỡng.
  • D. Ít chưa, tơi xốp.

Câu 19: Tại sao đất feralit có màu đỏ vàng?

  • A. Vì sự ảnh hưởng của cây trồng
  • B. Vì trong đất có nhiều hợp chất sắt, nhôm.
  • C. Vì trong đất có vàng thô và tàn tích núi lửa
  • D. Vì sự ảnh hưởng của khí hậu lạnh

Câu 20: Các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm thường tích tụ thành kết von là do

  • A. bị rửa trôi mạnh.
  • B. thảm thực vật ít.
  • C. bị phong hóa ít.
  • D. nền nhiệt độ cao.

Câu 21: Loại cây nào sau đây ít được trồng ở khu vực có đất phù sa?

  • A. Cây công nghiệp lâu năm.
  • B. Cây công nghiệp hàng năm.
  • C. Cây rau đậu.
  • D. Cây hoa màu.

Câu 22: Đâu không phải một trong những biện pháp để ngăn chặn thoái hóa đất, phục hồi và nâng cao độ phì của đất?

  • A. Áp dụng biện pháp canh tác hợp lý trên đất dốc, các mô hình nông – lâm kết hợp.
  • B. Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thủy lợi để cải tạo đất được hiệu quả.
  • C. Thực hiện nghiêm Luật đất đai của nước ta. 
  • D. Chuyển sang sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu hóa học nhằm cung cấp dinh dưỡng, bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất và làm tăng độ phì cho đất. 

Câu 23:  Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu là do?

  • A. nạn phá rừng.
  • B. cháy rừng.
  • C. khai thác quá mức.
  • D. lượng mưa lớn.

Câu 24: Đất bị rửa trôi, xói mòn ở các vùng đồi núi dẫn đến việc:

  • A. Các vùng đất này bị biến thành các trung tâm công nghiệp
  • B. Mưa lũ xảy ra triều miên ở các vùng này.
  • C. Đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi
  • D. Đất ở các vùng này không được sử dụng để trồng trọt và bỏ trống. 

Câu 25: Do bị rửa trôi mạnh nên các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm của đất feralit thường tích tụ thành kết von hoặc đá ong, nằm cách mặt đất khoảng 0,5 – 1 m. Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt thì lớp đá ong này sẽ:

  • A. Mềm nhũn ra, không còn khả năng giữ cho cây trồng đứng được.
  • B. Cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.
  • C. Biến thành đá cứng, bồi tụ lên thành các dãy núi.
  • D. Cứng lại nhưng vẫn có thể trồng trọt được. 

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời sáng tạo chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.