Câu 1: Thành phần tự nhiên nào ở nước ta chịu ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất của Biển Đông?
- A. Địa hình.
-
B. Khí hậu.
- C. Sinh vật.
- D. Đất đai.
Câu 2: Địa hình thềm lục địa ở miền Trung nước ta có đặc điểm nào sau đây?
-
A. Hẹp và sâu.
- B. Bằng phẳng.
- C. Rộng, nông.
- D. Nông và hẹp.
Câu 3: Yếu tố tự nhiên của môi trường biển không phải là
- A. nước biển và các bãi biển.
- B. thềm lục địa và đáy biển.
- C. bờ biển và đa dạng sinh học.
-
D. các công trình sản xuất.
Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng với môi trường bờ biển và bãi biển?
- A. Bờ biển của nước ta có nhiều dạng địa hình.
- B. Có nhiều cảnh quan đẹp, phân hóa đa dạng.
- C. Các hệ sinh thái vùng bờ biển rất phong phú.
-
D. Chủ yếu là đầm phá và các bãi cát rộng lớn.
Câu 5: Quốc gia nào sau đây thuộc khu vực Đông Nam Á nhưng không giáp với Biển Đông?
- A. Bru-nây.
-
B. Lào.
- C. Phi-lip-pin.
- D. Xin-ga-po.
Câu 6: Biển Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Là vùng biển lớn, khá mở rộng và nóng ẩm quanh năm.
-
B. Biển lớn, tương đối kín, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- C. Vùng biển lớn, mở rộng, mang tính chất nhiệt đới gió mùa.
- D. Là vùng biển nhỏ, tương đối kín và nóng ẩm quanh năm.
Câu 7: Điểm 0 mốc chuẩn đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải nước ta nằm trên ranh giới của nước ta với quốc gia nào sau đây?
- A. Lào.
- B. Thái Lan.
-
C. Campuchia.
- D. Trung Quốc.
Câu 8: Lãnh hải nước ta rộng bao nhiêu hải lí?
-
A. 12.
- B. 14.
- C. 13.
- D. 11.
Câu 9: Ở nước ta không có luồng sinh vật di cư từ khu vực/quốc gia nào tới?
-
A. Liên Bang Nga, Tây Âu.
- B. Từ dãy núi Hi-ma-lay-a.
- C. Ma-lai-xi-a và Ấn Độ.
- D. Trung Quốc, Mi-an-ma.
Câu 10: Trong hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất?
- A. Rừng kín thường xanh.
-
B. Rừng nhiệt đới gió mùa.
- C. Rừng ôn đới trên núi.
- D. Rừng tre nứa, trảng cỏ.
Câu 11: Sự suy giảm nguồn gen do ảnh hưởng trực tiếp từ
- A. khai thác trực tiếp từ con người.
-
B. suy giảm cá thể và loài sinh vật.
- C. sự xuất hiện của nhiều thiên tai.
- D. tác động lớn từ biến đổi khí hậu.
Câu 12: Yếu tố quyết định tính ổn định của các hệ sinh thái tự nhiên là
- A. môi trường sống.
- B. khoa học kĩ thuật.
-
C. đa dạng sinh học.
- D. diện tích rừng lớn.
Câu 13: Phần lớn các đảo ven bờ đều có điều kiện thích hợp để phát triển ngành kinh tế nào sau đây?
-
A. Du lịch, ngư nghiệp.
- B. Khai thác khoáng sản biển, ngư nghiệp.
- C. Vận tải biển, khai thác khoáng sản biển.
- D. Nông – lâm nghiệp.
Câu 14: Nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trường biển – đảo của nước ta hiện nay là do
- A. Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản.
-
B. Hoạt động công nghiệp, sinh hoạt của con người.
- C. Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
- D. Hoạt động du lịch.
Câu 15: Chế độ nhiệt trên biển Đông
-
A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
- D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
Câu 16: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện?
- A. Có nhiều loài động thực vật quý hiếm
- B. Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia
- C. Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam
-
D. Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái
Câu 17: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?
- A. Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- B. Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
- C. Địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.
-
D. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
Câu 18: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố:
- A. Rộng khắp trên cả nước.
- B. Vùng đồi núi
- C. Vùng đồng bằng
-
D. Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo
Câu 19: Diện tích đất bị thoái hoá ở Việt Nam khoảng
- A. 12 triệu ha.
- B. 11 triệu ha.
-
C. 10 triệu ha.
- D. 13 triệu ha.
Câu 20:Ở nước ta, vùng nào sau đây có nguy cơ hoang mạc hóa cao nhất?
-
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- B. Đồng bằng sông Hồng.
- C. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.