Câu 1: Bài thơ Viếng lăng Bác nằm trong tập thơ nào của tác giả Viễn Phương?
- A. Thơ thơ.
- B. Lửa thiêng.
-
C. Như mây mùa xuân.
- D. Hoa ngày thường.
Câu 2: Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác vào năm nào?
- A. Năm 1974, khi đất nước đang trong cuộc chiến tranh khốc liệt
- B. Năm 1976, sau khi giải phóng miền nam, đất nước thống nhất
- C. Năm 1990, trong một dịp đi công tác của tác giả
-
D. Năm 1975,cách mạng kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành
Câu 3: Tác giả của bài thơViếng lăng Bác được ai sáng tác ?
- A. Xuân Diệu
- B. Nguyễn Duy
- C. Phạm Tiến Duật
-
D. Viễn Phương
Câu 4: Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương?
- A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm
-
B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo
- C. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ bình dị
- D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lòng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng
Câu 5: Câu thơ “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. So sánh
- B. Nhân hóa
-
C. Hoán dụ
- D. Ẩn dụ
Câu 6: Trong câu "Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" có sử dụng :
- A. Thành phần tình thái
-
B. Thành phần cảm thán
- C. Thành phần gọi - đáp
- D. Thành phần phụ chú
Câu 7: Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
- A. So sánh
- B. Điệp ngữ
-
C. Ẩn dụ
- D. Hoán dụ
Câu 8: Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì?
- A. Ca ngợi sự cao quý của hình ảnh Bác
- B. Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì của hình ảnh Bác
-
C. Ca ngợi sự trường tồn, vĩnh hằng của Bác
- D. Ca ngợi công lao to lớn của Bác
Câu 9: Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương được viết với giọng điệu
- A. Vui tươi, tự hào
- B. Buồn bã , đau khổ
-
C. Trang trọng, tha thiết, sâu lắng
- D. Thiết tha , đau xót , tự hào
Câu 10: Bài thơ kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
- A. Tự sự và biểu cảm
-
B. Miêu tả và biểu cảm
- C. Tự sự và miêu tả
- D. Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Câu 11: Câu nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?
- A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
- B. Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân
-
C. Mai về miền Nam thương trào nước mắt
- D. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Câu 12: Hình ảnh hàng tre trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- A. Nói về sức quật khởi của dân tộc Việt Nam.
-
B. Nói về tinh thần hiên ngang, bất khuất của dân tộc Việt Nam
- C. Nhắc đến hình ảnh cây tre trong truyện Thánh Gióng
- D. Nói về sự kiên trì, dẻo dai ,bền bỉ của dân tộc Việt Nam