Câu 1: Tác giả bài văn Bố của Xi mông là nhà văn của nước nào?
- A. Anh
-
B. Pháp
- C. Mĩ
- D. Thổ Nhĩ Kì
Câu 2: Ai là tác giả của bài văn Bố của Xi mông
- A. Đô- đê
- B. Mô-li-e
-
C. Mô- pa-xăng
- D. Ê-ren-bua
Câu 2: Mô-pa-xăng sống vào giai đoạn lịch sử nào?
-
A. Nửa đầu thế kỉ XIX
- B. Nửa đầu thế kỉ XX
- C. Nửa cuối thế kỉ XIX
- D. Nửa cuối thế kỉ XX
Câu 3: Điều gì đã ảnh hưởng đến cảm xúc của Mô-pa-xăng để sáng tác ra tác phẩm Bố của Xi mông
- A. Do kí ức khi tham gia cuộc chiến tranh Pháp - Phổ những năm 1870
- B. Do tình cảnh gia đình quá éo le, khổ cực
- C. Do một chuyến đi đến vùng đất mới mẻ
-
D. Do tình cảm từ chính gia đình của mình đã bồi đắp cảm xúc cho tác giả
Câu 4: Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông?
1. Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố
2. Xi- mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-lip
3. Phi-lip đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em
4. Xi- mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông
-
A. 4-1-3-2
- B. 3-2-4-1
- C. 2-1-3-4
- D. 1-2-3-4
Câu 5: Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích Bố của Xi-mông?
-
A. Bố của Xi-mông
- B. Bác Phi-lip
- C. Mẹ của Xi-mông
- D. Xi- mông
Câu 6: Hoàn cảnh đáng thương của Xi-mông trong đoạn trích là gì?
- A. Sống nghèo khổ, cô đơn
- B. Không có gia đình
-
C. Không có bố
- D. Không có mẹ
Câu 7: Nhân vật Phi-lip trong đoạn trích là người như thế nào?
-
A. Luôn yêu thương và quan tâm đến những đứa trẻ tội nghiệp
- B. Muốn bỡn cợt với mẹ của Xi-mông
- C. Thích bỡn cợt với Xi-mông
- D. Chỉ muốn qua Xi-mông để gặp gỡ, tán tỉnh chị Blăng-sốt
Câu 8: Phi-líp làm nghề gì?
- A. Thợ mỏ
- B. Thợ đóng tàu
-
C. Thợ rèn
- D. Thợ đào vàng
Câu 9: Nhân vật Phi-líp được miêu tả như thế nào?
-
A. Dáng vẻ cao lớn, bộ râu đen, quăn và nhìn Xi mông nhân hậu
- B. Dáng vẻ gầy guộc, chân tay dính đầy bụi bẩn
- C. Là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu
- D. Một địa chủ với cái bụng to lớn, gương mặt dữ tợn, tay cầm điếu xì gà hút phì phèo
Câu 10: Ý nào sau đây không phải là tâm trạng của chị Blăng sốt khi gặp bác Phi-lip?
-
A. Lạnh lùng, căm ghét Phi-lip
- B. Bối rối, lạnh lùng
- C. Chua xót, tê tái
- D. Quằn quại vì hổ thẹn
Câu 11: Nội dung tư tưởng nổi bật của đoạn trích Bố của Xi-mông là gì?
- A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ
- B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi
-
C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người
- D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội
Câu 12: Ý nào nói đúng về thái độ của tác giả qua đoạn trích trên?
- A. Phê phán sự lầm lỡ của Blăng-sốt
-
B. Thương cảm cho nỗi bất hạnh của Xi-mông
- C. Phê phán sự trêu chọc ác ý của bạn bè Xi-mông
- D. Đề cao lòng nhân hậu, yêu thương con người
Câu 13: Chi tiết Xi – mông “quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện” nằm ở phần nào của đoạn trích?
-
A. Phần nói về nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
- B. Phần nói về Phi-líp gặp Xi-mông
- C. Phần kể Phi-lip đưa Xi-mông về nhà
- D. Phần kể Xi-mông đến trường với niềm tin đã có một ông bố
Câu 14: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu văn sau:
Chị Blăng- sốt, mẹ của Xi-mông là một phụ nữ….
- A. Khổ đau và cam chịu
- B. Lầm lỡ và hư hỏng
-
C. Khổ đau và tự trọng
- D. Nghèo khổ và bất hạnh
Câu 15: Giá trị nghệ thuật nào được nhắc đến trong bài văn Bố của Xi mông
- A. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa diện mạo nhân vật được sử dụng thành công, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn… là nét đặc sắc trong đoạn trích
- B. Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
- C. Truyện được kể theo trình tự diễn biến của các sự kiện tiếp nối nhau, không hể đảo ngược thời gian. Cách kể như vậy có vẻ đơn giản nhưng truyện vẫn hấp dẫn vì tác giả đã lựa chọn, sáng tạo những tình tiết bất ngờ mà hợp lí, có mối quan hệ nhân quả chặt chẽ.
-
D. Tất cả các ý trên