Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Kiểm tra phần tiếng Việt

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Kiểm tra phần tiếng Việt. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tìm khởi ngữ trong câu: "Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"

  • A. Mắt tôi
  • B. Các anh lái xe
  • C. Cô

Câu 2: Tìm thành phần biệt lập trong câu: "Thật đấy, chuyến này không được. Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục."

  • A. Thật đấy
  • B. Chuyến này không được 
  • C. Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục

Câu 3: Dòng nào nói đúng về điều kiện sử dụng hàm ý?

  •    A. Người nói (người viết) và người nghe (người đọc) có trình độ học vấn cao
  •    B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe (người đọc có năng lực đoán hàm ý
  •    C. Người nói (người viết) sử dụng cách nói so sánh, ẩn dụ
  •    D. Người nói (người viết) không muốn nói trực tiếp ý tưởng của mình

 

Câu 4: Thành phàn biệt lập tìm được trong câu trên có vai trò gì trong câu?

  •    A. Nêu ý bổ sung
  •    B. Nêu thái độ của người nói
  •    C. Thể hiện cách nhìn của người nói
  •    D. Duy trì quan hệ giao tiếp

 

Câu 5: Câu “Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó” có chứa thành phần biệt lập nào?

  •    A. Thành phần tình thái
  •    B. Thành phần cảm thán
  •    C. Thành phần gọi - đáp
  •    D. Thành phần phụ chú

 

Câu 6: Câu nào có chưa khởi ngữ?

  •    A. Về tài đánh cờ vua thì nó giỏi nhất lớp
  •    B. Nó đứng nhất lớp về tài đánh cờ vua
  •    C. Cờ vua là môn thể thao lí thú đối với chúng tôi
  •    D. Chúng tôi rất thích học đánh cờ vua

 

Câu 7: Dòng nào nêu đầy đủ các cụm danh từ có trong hai câu văn trên?

  •    A. Ban đêm, các giấc mơ, nỗi lo sợ này, tiếng thở đều đều
  •    B. Ban đêm, nỗi lo sợ này, ám ảnh, vội vùng dậy, cái giá lạnh
  •    C. Ban đêm, các giấc mơ, nỗi lo sợ, ám ảnh, vội vùng dậy, cái giá lạnh
  •    D. Nỗi lo sợ, ám ảnh, vội vùng dậy, cái giá lạnh, đứng đấy, lắng nghe

 

Câu 8: Đoạn văn sau sử dụng phép liên kết nào?

Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…

  •    A. Phép nối
  •    B. Phép lặp
  •    C. Phép thế
  •    D. Phép đồng nghĩa

 

Câu 9: Thành phần gạch chân trong câu “Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục”?

  •    A. Thành phần cảm thán
  •    B. Thành phần tình thái
  •    C. Thành phần phụ chú
  •    D. Thành phần gọi- đáp

 

Câu 10: Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần gì của câu?

Ăn thì ăn những miếng ngon

Làm thì chọn việc cỏn con mà làm

  •    A. Thành phần khởi ngữ
  •    B. Thành phần cảm thán
  •    C. Thành phần phụ chú
  •    D. Thành phần tình thái

Câu 11: Phần gạch chân trong câu “Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hoặc đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng của động của thân thể anh” sử dụng phép liên kết nào?

  •    A. Phép nối
  •    B. Phép thế
  •    C. Phép lặp từ
  •    D. Phép đồng nghĩa

Câu 12: Mối quan hệ sâu sắc nhất giữa con chó Bấc và Thooc- tơn được biểu hiện ở điểm nào?

  •    A. Bấc luôn trung thành với Thooc tơn
  •    B. Bấc luôn tôn thờ Thooc-tơn
  •    C. Giữa Bấc và Thooc tơn như có mối giao cảm với nhau
  •    D. Bấc luôn tự hào về người chủ của mình

Câu 13: Câu văn sau có mấy cụm danh từ:  “Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thooc- tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì…”

  •    A. Một
  •    B. Hai
  •    C. Ba
  •    D. Bốn

Câu 14: Thành phần được gạch chân trong câu sau “Và thường thường, như mối giao cảm giữa họ với nhau, sức mạnh ánh mắt của Bấc làm cho Giôn Thooc- tơn quay đầu sang và nhìn lại nó, không nói năng gì…” thuộc thành phần gì trong câu?

  •    A. Thành phần khởi ngữ
  •    B. Thành phần phụ chú
  •    C. Thành phần tình thái
  •    D. Thành phần gọi- đáp

Câu 15: Tìm thành phần biệt lập trong câu sau: “Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên” ?

  •    A. Cũng may
  •    B. Bằng mấy nét vẽ
  •    C. Người thanh niên
  •    D. Họa sĩ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 1

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.