Câu 1: Các từ như xà phòng, ô tô, ôxi, rađiô, cà phê, canô... là từ mượn có nguồn gốc từ đâu
- A. Tiếng Hán
- B. Ấn Độ
-
C. Châu Âu
- D. châu Á
Câu 2: Ý nào sau đây không phải cách để phát triển từ vựng
- A. Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng
- B. Mượn từ của tiếng nước ngoài
- C. Tạo ra từ ngữ mới
-
D. Pha trộn từ giữa các quốc gia
Câu 3: Câu thơ "Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng", từ "mặt trời" được sử dụng với nghĩa nào?
- A. Nghĩa gốc, chỉ mặt trời của thiên nhiên
-
B. Nghĩa chuyển, chỉ đứa con là nguồn sống, niềm tin và hi vọng của người mẹ
- C. Nghĩa gốc, chỉ đứa con là nguồn sống, niềm tin và hi vọng của người mẹ
- D. Là từ mượn tiếng Hán
Câu 4: Câu thơ “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” từ nào được sử dụng với nghĩa chuyển?
- A. Buồn trông
-
B. Chân mây
- C. Nội cỏ
- D. Rầu rầu
Câu 5: Từ “giai nhân” là từ mượn tiếng nước nào?
-
A. Hán
- B. Anh
- C. Đức
- D. Ấn Độ
Câu 6: Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt?
- A. Tạo từ ngữ mới
- B. Mượn từ ngữ tiếng nước ngoài
- C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ
-
D. Cả A và B đều đúng
Câu 7: Thế nào là cách tạo từ mới?
- A. Chủ yếu là dùng các tiếng có sẵn ghép lại với nhau
- B. Đưa vào từ ngữ có sẵn nhiều lớp nghĩa hoàn toàn mới
- C. Chuyển lớp nghĩa ban đầu của từ này sang một lớp nghĩa mới
-
D. Kết hợp cả B và C
Câu 8: Trong tiếng Việt, chúng ta sử dụng mượn ngôn ngữ của nước nào nhiều nhất?
-
A. Tiếng Hán
- B. Tiếng Anh
- C. Tiếng Đức
- D. Tiếng Pháp
Câu 9: Trong câu thơ “Ngày xuân em hãy còn dài/ Xót tình máu mủ thay lời nước non” từ xuân được sử dụng với nghĩa nào?
- A. Nghĩa gốc chỉ mùa xuân
-
B. Nghĩa chuyển chỉ tuổi trẻ
- C. Nghĩa Hán Việt vì đây là từ mượn
- D. Tất cả đều đúng