Soạn văn bài: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)

Tổng kết từ vựng sẽ tóm tắt những kiến thức trọng tâm về từ vựng, từ mượn, từ hán việt... ConKec xin tóm tắt những kiến thức trọng tâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi. Mời các bạn cùng tham khảo.

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG

1. Ôn lại các cách phát triển của từ vựng. Vận dụng kiến thức đã học để điền nội dung thích hợp vào các ô trống theo sơ đồ sau:

 

 2. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên.

Phát triển nghĩa cả từ:

  • Mắt: là một bộ phận của cơ thể người
    • Nghĩa phát triển: mắt na, mắt xích quan trọng,
  • Ngon: dùng để chỉ thức ăn.
    • Nghĩa phát triển: xe chạy ngon, chỗ ngồi ngon, dáng người hơi bị ngon.

Phát triển số lượng từ:

  • Tạo từ ngữ mới: siêu thị, phần mềm, chát, sách đen, sách đỏ, điện thoại di động, , khả thi, kinh tế tri thức, ....
  • Vay mượn tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, e-mail, ra-đi-ô, a-xít, sô-cô-la

3. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không? Vì sao?
Không thể có một ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng vì bất cứ từ nào cũng phải chứa đựng một nghĩa nhất định nào đó, và khi tăng số lượng từ tất yếu sẽ tăng số lượng nghĩa. Mặt khác, nếu phát triển từ vựng chỉ theo hướng đỏ thì số lượng từ ngữ sẽ rất lớn. Con người sẽ không nhớ hết và khi sử dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

TỪ MƯỢN

1. Ôn lại khái niệm từ mượn
Từ mượn là từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ tiếng nước ngoài
2. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau:
a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ.
b) Tiêng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngừ khác là do ép buộc của nước ngoài.
c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.
d) Ngày nay, vốn từ tiêng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa.
Trả lời:

Câu (c) là câu nhận định đúng. Hiện tượng vay mượn từ ngữ là hiện tượng phổ biến diễn ra ở nhiều ngôn ngữ. Việc vay mượn vừa làm giàu vốn ngôn ngữ của dân tộc, vừa để đáp ứng như cầu giao tiếp của người Việt. Tiếng Việt vay mượn nhiều ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp, đặc biệt là tiếng Hán.
3*. Theo cảm nhận của em thì nhừng từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những lừ mượn như: a-xít, ra-đi- ô, vi-ta-min,...!
Các từ săm, (bếp) ga, lốp,... là từ mượn nhưng đã được Việt hoá cao độ (chỉ còn một âm tiết), nó gần như đồng hoá vào vốn từ thuần Việt, còn các từ a- xít, ra-đi-ô, vi - ta-min,... còn khá rõ nguồn gốc ngoại lai ở hình thức âm thanh

TỪ HÁN VIỆT

1. Ôn lại khái niệm từ Hán Việt.
Từ Hán Việt là từ có nguồn gốc tiếng Hán đã được người Việt sử dụng theo cách của mình.
2. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau đây:
a) Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiống Việt.
b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.
c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của vốn từ tiếng Việt.
d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán.
Trả lời:

Câu (b) là quan niệm đúng bởi vì nền văn hoá và ngôn ngữ của người Việt chịu ảnh hưởng rất lớn của ngôn ngữ Hán suốt mấy ngàn năm phong kiến, nó là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng vì nó có số lượng lớn và được dùng trong các văn bản khoa học, văn chương, chính luận, hành chính. Tuy nhiên, tuỳ trường hợp, tuỳ hoàn cảnh để chúng ta dùng từ Hán Việt, không nên lạm dụng

THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Ôn lại khái niệm thuật ngữ và biệt ngữ xã hội.

  • Thuật ngữ: Những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường dùng trong văn bản khoa học, công nghệ. Ví dụ: khái niệm về tế bào, gen di truyền….
  • Biệt ngữ: Những từ chỉ dùng trong một nhóm người nhất định.
  • Ví dụ: Trong ngôn ngữ của học sinh: chuồn (trốn học), đi nét (lên mạng in-tơ-nét để chơi trò chơi điện tử), ngỗng (điểm 2)

2. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay.

  • Thuật ngữ phát triển là sự đánh giá sự phát triển của các lĩnh vực khoa học, sự đi lên của một đất nước. Thuật ngữ ngày càng có vai trò to lớn là phản ánh khái niệm khoa học, công nghệ, vì vậy nêu không có thuật ngữ thì không thể nghiên cứu, học tập để xây dựng một nền khoa học và công nghệ hiện đại.
  • Phải dùng đúng thuật ngữ và tránh không được lạm dụng.

3. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội.

  • Trong nghề giáo: cháy giáo án, bác sĩ gây mê, chạy chương trình…
  • Học sinh: chuồn tiết, điểm ngỗng,...

TRAU DỒI VỐN TỪ

1. Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ

  • Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và dùng từ một cách chính xác trong từng trường hợp cụ thể
  • Rèn luyện thêm những từ chưa biết để làm tăng vốn từ

2. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau: bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh.

  • Bách khoa toàn thư: là bộ sách tra cứu về nhiều lĩnh vực kiến thức nhân loại. Bách khoa toàn thư là bộ sách tra cứu kiến thức tổng quát trên nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau
  • Bảo hộ mậu dịch: là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v... hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng, chống lại sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài trên thị trường nước mình.
  • Dự thảo: là soạn thảo, chuẩn bị theo các giai đoạn của quy trình ban hành văn bản quy pham pháp luật chặt chẽ được pháp luật quy định để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc thông qua, ban hành
  • Đại sứ quán: Đại sứ quán là Cơ quan đại diện ngoại giao thường trực của một nước này tại một nước khác do người có hàm cấp đại sứ đứng đầu theo sự thỏa thuận giữa hai nước hữu quan
  • Hậu duệ:  là con cháu đời sau, kế tiếp của những thế hệ đã khuất.
  • Khẩu khí: khí phách của con người toát ra qua lời nói.
  • Môi sinh: môi trường sinh sống của sự vật.

3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau

a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới.

b) Ngày xưa, Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân. 

c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.

Trả lời:

a) Từ sai: béo bổ - Những thức ăn bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể con người

=> Sửa thành béo bở  - Mang lại nhiều lợi nhuận cho người kinh doanh

b) Từ sai:: đạm bạc - chất lượng bữa ăn không được tốt, đơn giản.

=> Sửa thành tệ bạc  - thái độ sống, cách hành xử vô ơn, tồi tệ với người khác

c) Từ sai: tấp nập - nhiều người qua lại, những hoạt động diễn ra không ngừng.

=> Sửa thành tới tấp - tính từ chỉ sự liên tiếp, dồn dập, cái này chưa qua, cái khác đã tới.

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 9 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.

BÀI 1

BÀI 2

BÀI 3

BÀI 4

BÀI 5

BÀI 6

BÀI 7

BÀI 8

BÀI 9

BÀI 10

BÀI 11

BÀI 12

BÀI 13

BÀI 14

BÀI 15

BÀI 16

BÀI 17

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.