Trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài: Phong cách Hồ Chí Minh. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về văn bản  “Phong cách Hồ Chí Minh”

  • A. Tác giả văn bản là Lê Anh Trà
  • B. Xuất bản năm 1990, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của chủ tịch HCM
  • C. Thuộc thể loại văn bản thuyết minh
  • D. Nội dung văn bản cho thấy nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh

Câu 2: Theo em, cụm từ “quan niệm thẩm mĩ”  trong câu “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ” là “một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống.” có nghĩa là gì?

  • A. Quan niệm về cái đẹp
  • B. Quan niệm về đạo đức
  • C. Quan niệm về cuộc sống
  • D. Quan niệm về nghề nghiệp

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản phong cách Hồ Chí Minh là :

  • A. Tự sự kết hợp với thuyết minh.
  • B. Tự sự kết hợp với nghị luận.
  • C. Thuyết minh kết hợp với nghị luận.
  • D. Miêu tả kết hợp với nghị luận.

Câu 4: Vấn đề chủ yếu được nói đến trong “ Văn bản phong cách Hồ Chí Minh ” là :

  • A. Tình cảm của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • B. Trí tuệ của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • C. Phong cách làm việc và nếp sống của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5: Em hiểu từ “phong cách” trong “Phong cách Hồ Chí Minh” có nghĩa là gì?

  • A. Đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sĩ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại.
  • B. Lối sống, cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
  • C. Dạng ngôn ngữ sử dụng theo yêu cầu chức năng điển hình nào đó, khác với những dạng khác về đặc điểm từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp.
  • D.  Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Đoạn văn sau được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây. Trên những con tàu vượt trùng dương, Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á, châu Mĩ. Người đã từng sống dài ngày ở Pháp, ở Anh. Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Hoa, Nga… và Người đã làm nhiều nghề.

  • A. Thuyết minh
  • B. Nghị luận
  • C. Biểu cảm
  • D. Miêu tả

Câu 7: Phong cách sống của Hồ Chí Minh được tác giả so sánh với những ai?

  • A. Các danh nho Trung Quốc: Lí Bạch, Khổng Tử
  •  B. Các vị lãnh tụ trên thế giới
  • C. Các danh nho Việt Nam thời xưa: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi
  • D. Các vị lãnh tụ Việt Nam đương thời                                                       

Câu 8: Hồ Chí Minh đã tiếp thu giá trị của những nền văn hóa nào ?

  • A. Anh, Pháp, Mĩ.                                           
  • B. Phương đông, phương tây.
  • C. Trung quốc, Lào.                                       
  • D. Châu Âu, Châu Á.

Câu 9: Từ “ Văn hóa” trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” được hiểu :

  • A. Học vấn.                                                     
  • B. Học tập.
  • C. Học lực.                                                     
  • D. Học hành.

Câu 10: Ý nào nói lên việc tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài của Hồ Chí Minh không được nêu trong bài viết?

  • A. Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
  • B. Không ảnh hưởng một cách thụ động.
  • C. Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế.
  • D. Luôn luôn đề cao bản sắc văn hóa của dân tộc.

Câu 11: Vấn đề chủ yếu được nói tới trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” là gì?

  • A. Phong cách làm việc và nếp sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • B. Tình cảm của người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • C. Trí tuệ tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh
  • D. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu 12: Theo tác giả, quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?

  • A. Có hiểu biết cao sâu để được người đời tôn trọng.
  • B. Đã là con người phải có đạo đức hoàn toàn trong sáng.
  • C. Phải tạo cho mình một lối sống khác đời, hơn người
  • D. Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên, thanh cao

Câu 13: Từ nào sau đây trái nghĩa với “truân chuyên”?

  • A. Vất vả
  • B. Nhọc nhằn
  • C. Gian nan
  • D. Nhàn nhã

Câu 14: Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để làm nổi bật phong cách của Hồ Chí Minh?

Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.

  • A. Sử dụng phép nói quá
  • B. Sử dụng phép đối lập
  • C. Sử dụng phép tăng tiến
  • D. Sử dụng phép nói giảm nói tránh

Câu 15: Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là :

  • A. Nhà cách mạng lỗi lạc.                              
  • B. Danh nhân văn hóa thế giới.
  • C. Nhà hiền triết phương đông.                      
  • D. Tất cả đều đúng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 1

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.