Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Nghĩa tường minh và hàm ý

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Nghĩa tường minh và hàm ý. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1 : Thế nào là nghĩa tường minh ?

  • A. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
  • B. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng lời nói trong câu.
  • C. Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
  • D. Nghĩa tường minh là phần nội dung được diễn đạt trực tiếp bởi thái độ của người nói trong câu.

Câu 2: Trả lời hàm ý cho câu hội thoại sau

Giáo viên: Tại sao bài tập này em chưa hoàn thành?

  • A. Tại em không biết làm 
  • B. Tại bài tập này khó
  • C. Gia đình em hôm qua có việc bận đột xuất
  • D. Em chưa nghĩ ra cách làm

Câu 3: Thế nào là nghĩa hàm ý trong câu ?

  • A. Hàm ý là phần nội dung tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
  • B. Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
  • C. Hàm ý là phần lời nói tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể hiểu được từ những từ ngữ ấy.
  • D. Hàm ý là phần của nội dung được thông báo không được nói một cách trực tiếp nhưng có thể hiểu để suy ra từ những từ ngữ ấy.

Câu 4: Câu nào không chứa hàm ý ?

  • A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
  • B.Chị ngã em nâng
  • C. Lá lành đùm lá rách
  • D. Bầu ơi thương lấy bí cùng

Câu 5 : Để sử dụng hàm ý, cần có điều kiện nào sau đây :

  • A. Người nói( người viết) hiểu thế nào là hàm ý.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
  • B. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.- Người nghe (người đọc) giải đoán được hàm ý.
  • C. Người nói ( người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu n ói. - Người nghe ( người đọc ) có năng lực giải đoán được hàm ý.
  • D. Người nói (người viết) biết hàm ý là lời nói không trực tiếp.- Người nghe (người đọc) có thể giải được hàm ý.

Câu 6 : Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?

  • A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương.
  • B. Đêm nay rừng hoang sương muối.
  • C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn nầy.
  • D. Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Câu 7: Trả lời bằng hàm ý cho câu hội thoại.:

An : Ngày mai chủ nhật bạn đến nhà mình chơi đi.

  • A. Mình sẽ đến đúng hẹn.
  • B. Mình đến muộn một chút nhé ! 
  • C. Mình bận nhiều việc lắm.
  • D. Mình đến sớm và về sớm nhé

Câu 8: Cô giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào. Cô giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi? Câu đó có hàm ý:

  • A. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
  • B. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
  • C.Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
  • D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 1

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.