Câu 1: Từ tượng thanh là
- A. Là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái… của sự vật
-
B. Là những từ gợi tả âm thanh của sự vật, hiện tượng
- C. Là những từ có nhiều nghĩa, ngoài nghĩa gốc
- D. Là những từ mô phỏng hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật, hiện tượng
Câu 2: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
- A. Phép ẩn dụ
- B. Nói quá
- C. So sánh
-
D. Phép chơi chữ
Câu 3: Cho đoạn văn sau
Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc, nối nhau bay quấn sát ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loảng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.
Từ nào sau đây không phải từ tượng hình trong đoạn văn trên
- A. lốm đốm
- B. lê thê
- C. loáng thoáng
-
D. thỉnh thoảng
Câu 4: Từ tượng hình được hiểu là
- A. Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, hiện tượng
-
B. Là những từ mô phỏng hình ảnh, dáng vẻ trạng thái của sự vật.
- C. Là những từ giàu sức biểu cảm
- D. Là những từ có nhiều nghĩa ngoài nghĩa gốc
Câu 5: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào ?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
-
A. So sánnh, nhân hoá
- B. Nói quá, liệt kê
- C. Ẩn dụ, hoán dụ
- D. Chơi chữ và điệp ngữ
Câu 6: Câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
- A. Ẩn dụ
-
B. Hoán dụ
- C. Nhân hóa
- D. So sánh