Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Ý nào sau đây không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý?

  • A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, đạo lý,đạo đức, lối sống của con người Việt Nam.
  • B. Bố cục bài viết 3 phần, có luận điểm chính xác, sáng tỏ, sinh động.
  • C. Lời văn cần trau chuốt, bóng bẩy
  • D. Vận dụng một cách linh hoạt các thao tác lập luận: chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích để trình bày vấn đề.

Câu 2: Kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý thường đặt ra trực tiếp qua:

  • A. Một câu tục ngữ, ca dao.
  • C. Một câu danh ngôn.
  • D. Câu nói của các nhà hiền triết, các vị lãnh tụ.
  • B. Tất cả các đáp án đều đúng.

Câu 3: Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  •    A. Suy nghĩ về đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc
  •    B. Suy nghĩ từ truyện Ếch ngồi đáy giếng
  •    C. Suy nghĩ về câu Có chí thì nên
  •    D. Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó

Câu 4: Ý nào dưới đây nói không phù hợp với bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí?

  •    A. Nội dung đem ra bàn luận là vấn đề tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống của con người
  •    B. Bài viết có bố cục 3 phần, phần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, chính xác, sinh động
  •    C. Văn viết cần trau chuốt, bóng bảy, giàu hình ảnh, giàu biện pháp tu từ
  •    D. Vận dụng linh hoạt thao tác chứng minh, giải thích, so sánh, phân tích, đối chiếu… để trình bày vấn đề

Câu 5: Một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí có yêu cầu gì về mặt nội dung

  •    A. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích… để chỉ ra chỗ đúng sai của tư tưởng nào đó.
  •    B. Nghị luận làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách trình bày mặt lợi hại
  •    C. Cả A và B đều đúng
  •    D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Sự khác nhau chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một sự việc, hiệ tượng, đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

  •    A. Khác nhau về nội dung nghị luận
  •    B. Khác nhau về sự vận dụng thao tác
  •    C. Khác nhau về cấu trúc bài viết
  •    D. Khác nhau về ngôn ngữ diễn đạt

Câu 7: Trong những đề bài sau đề nào không thuộc bài văn nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lí?

  •    A. Bàn về nhân vật chó sói và cừu non trong bài thơ của La Phông ten
  •    B. Bàn về đạo lý Uống nước nhớ nguồn
  •    C. Lòng biết ơn thầy cô giáo
  •    D. Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Câu 8: Ý nào sau đây không phù hợp với đề bài “Bàn về câu nói Có chí thì nên”?

  •    A. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người
  •    B. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh
  •    C. Người có chí là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống
  •    D. Người học sinh cần rèn chí trong học tập và trong cuộc sống

 

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 9, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 9 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 9.

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 1

TRẮC NGHIỆM VĂN 9 - TẬP 2

Xem Thêm

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.