Trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra

  •   A. hạn hán               
  • B. bão.                   
  • C. lũ lụt.                 
  • D. xâm nhập mặn.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các vườn quốc gia nào thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Tràm Chim, Đất Mũi, Phú Quốc, U Minh Thượng.
  • B. Đất Mũi, Côn Đảo, Bạch Mã, Kiên Giang.
  • C. U Minh Thượng, Cát Bà, Núi Chúa, An Giang.
  • D. Phú Quốc, Bù Gia Mập, Cát Tiên, An Giang.

Câu 3: Loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là :

  • A. Phù sa ngọt.
  • B. Đất  phèn.
  • C. Đất mặn.
  • D. Đất than bùn.

Câu 4: Các thế mạnh chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là

  •   A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản.
  •   B. đất, khí hậu, tài nguyên biển, khoáng sản.
  •   C. đất, rừng, nguồn nước, khoáng sản.
  •   D. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.

Câu 5: Mùa khô ở Đồng bằng Cửu Long kéo dài từ

  •    A. tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
  •    B. tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  •    C. tháng 10 đến tháng 5 năm sau .
  •    D. tháng 11 đến tháng 6 năm sau.

Câu 6: Nhóm đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là

  •   A. đất mặn.                
  • B. đất xám.                  
  • C. đất phèn.                 
  • D. đất phù sa ngọt.

Câu 7: Các loại khoáng sản chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Đá vôi, than đá.
  • B. Than bùn, đá vôi.
  • C. Than đá, dầu khí.
  • D. Dầu khí, than bùn.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Sinh vật đa dạng, phong phú.
  • B. Tài nguyên biển hết sức phong phú.
  • C. Nhiều tài nguyên khoáng sản có giá trị cao.
  • D. Đất phù sa ngọt màu mỡ có diện tích tương đối lớn.

Câu 9: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. rừng bị cháy vào mùa khô.
  • B. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
  • C. lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài.
  • D. đất bị nhiễm phèn nhiễm mặn và mùa khô kéo dài

Câu 10: Để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải 

  • A. có nước ngọt để thau chua, rửa mặn.
  • B. tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
  • D. chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
  • C. duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng.

Câu 11: Tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới với Camphuchia là

  • A. An Giang      
  • B. Hậu Giang
  • C. Tiền Giang     
  • D. Vĩnh Long

Câu 12: Tỉnh nào ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vừa có đường biên giới vừa có đường bờ biển?

  • A. Bến Tre      
  • B. An Giang
  • C. Sóc Trăng     
  •  D. Kiên Giang

Câu 13: Loại đất có diện tích lơn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Đất phù sa ngọt      
  • B. Đất mặn
  • C. Đất phèn     
  •  D. Đất xám trên phù sa cổ

Câu 14: Cần Thơ là thành phố, trung tâm công nghiệp quan trọng nhất của ĐB sông Cửu Long nhờ vào lợi thế :

  • A. Vị trí trung tâm của cả đồng bằng.       
  • B. Có cơ sở năng lượng quan trọng là nhà máy điện Trà Nóc. 
  • C. Có trường đại học lớn nhất khu vực.     
  • D. Có cảng nội địa là cửa ngõ của cả tiểu vùng Mê Công.

Câu 15: Cơ sở quan trọng để tăng sản lượng lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Khai thác đất trồng lúa từ các bãi bồi ven sông, ven biển.
  • B. Đẩy mạnh hơn nữa việc thâm canh, tăng vụ.
  • C. Thực hiện khai hoang và cải tạo đất phèn, đất mặn.
  • D. Kết hợp khai hoang mở rộng diện tích với tăng hệ số sử dụng đất.

Câu 16: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

  •    A. Cà Mau.          
  • B. Sóc Trăng   
  •  C. Bạc Liêu.      
  • D.Tây Ninh

Câu 17: Trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng Cửu Long?

  •    A. Cần Thơ.         
  • B. Cà Mau.      
  • C. Thủ Dầu Một,     
  • D. Long Xuyên

Câu 18: Loại đất phân bố ven biển Đông và vịnh Thái Lan là

  • A. Đất phèn      
  • B. Đất mặn
  • C. Đất cát      
  • D. Đất phù sa ngọt

Câu 19: Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là

  • A. Đất phèn     
  •  B. Đất mặn
  • C. Đất cát      
  • D. Đất phù sa ngọt

Câu 20: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được gắn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh

  • A. trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá.
  • B. trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.
  • C. trồng cây CN lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
  • D. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 21: Giải pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Lai tạo giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
  • B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ lũ.
  • C. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
  • D. Khai thác rừng ngập mặn nuôi thủy sản

Câu 22: Rìa châu thổ là từ dùng để chỉ :

  • A. Vùng đất phù sa ngọt nằm giữa sông Tiền và sông Hậu.
  • B. Vùng đất cao nhưng có nhiều vùng trũng thường xuyên ngập nước vào mùa mưa.
  • C. Vùng đất thấp ven biển thường xuyên chịu tác động của sóng biển và thuỷ triều.
  • D. Vùng đất nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của sông Cửu Long.

Câu 23: Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long đối với sự phát triển nông nghiệp là:

  • A. Mùa khô kéo dài thiếu nước nghiêm trọng.
  • B. Đất phèn, đất mặn chiếm trên 60% diện tích.
  • C. Thường xuyên chịu tác động của thiên tai.
  • D. Đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng.

Câu 24: Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là :

  • A. Giải quyết nguồn nước ngọt.
  • B. Bảo vệ rừng ngập mặn.
  • C. Khai thác biển, đảo.
  • D. Nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 25: Đây là kinh nghiệm lâu đời của người dân Đồng bằng sông Cửu Long trong việc cải tạo đất phèn, đất mặn trong mùa khô.

  • A. Chia đồng bằng thành ô nhỏ, dùng nguồn nước ngọt hạn chế, luân phiên rửa cho đất.
  • B. Tạo ra các giống lúa chịu được phèn, mặn đưa vào canh tác trong điều kiện tưới nước bình thường.
  • C. Xây dựng hệ thống kênh rạch chằng chịt để khai thác nguồn nước ngọt của sông Tiền và sông Hậu.
  • D. Chuyển các diện tích đất nhiễm phèn, nhiễm mặn sang nuôi tôm cá thay cho lúa.

Câu 26: Một giải pháp quan trọng đang được đề cập nhiều nhằm giải quyết vấn đề lũ lụt kéo dài ở ĐB sông Cửu Long là :

  • A. Tăng cường xây dựng hệ thống đê bao quanh các sông.
  • B. Chung sống với lũ và khai thác những lợi thế do lũ đem lại.
  • C. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ lợi để thoát lũ.
  • D. Xây dựng các đập và hồ chứa ở thượng nguồn các sông.

Câu 27: Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm hai bộ phận:

  • A. Vùng thượng châu thổ và hạ châu thổ
  • B. Vùng chịu tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và vùng nằm ngoài phạm vi tác động đó
  • C. Vùng cao không ngập nước và vùng trũng ngập nước
  • D. Vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều và vùng không chịu ảnh hưởng của thủy triều

Câu 28: Đặc điểm nào không đúng với vùng thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Là bộ phận tương đối cao nhưng vẫn bị ngạp nước vào mùa mưa
  • B. Phần lớn bề mặt có những vùng trũng lớn, bị ngập nước vào mùa mưa
  • C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng biển
  • D. Về mùa khô các vùng trũng này trở thành các khu vực nước tù

Câu 29: Năm 2005, tỉnh nào của ĐB sông Cửu Long dẫn đầu cả nước về sản lượng lúa và thuỷ sản?

  • A. Cà Mau và Kiên Giang.
  • B. Cà Mau và An Giang.
  • C. An Giang và Kiên Giang.
  • D. An Giang và Đồng Tháp.

Câu 30:  Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất trong sản xuất lúa ở ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long là :

  • A. Đông xuân là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.
  • B. Hè thu là vụ lúa quan trọng, có năng suất cao nhất.
  • C. Khả năng tăng vụ còn nhiều vì hệ số sử dụng đất còn thấp.
  • D. Có lương thực bình quân cao hơn mức bình quân cả nước.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Trắc nghiệm địa lí lớp 12

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ LỚP 12

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.