Câu 1: Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là
-
A. đến sớm và kết thúc muộn.
- B. đến muộn và kết thúc sớm.
- C. đến sớm và kết thúc sớm.
- D. đến muộn và kết thúc muộn.
Câu 2: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là ?
- A. Gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc – Đông
- B. Có địa hình cao nhất cả nước
-
C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích
- D. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam
Câu 3: Có các ngọn núi cao nằm trên biên giới Việt-Lào là: a. Khoan La San; b. Pha Luông; c. Phu Hoạt; d. Rào cỏ. Thứ tự lần lượt các ngọn núi trên từ Bắc vào Nam:
- A. a-c-d-b
-
B. a-b-c-d
- C. a-b-a-d
- D. a-c-b-d
Câu 4: Đặc điểm không đúng với vị trí địa lý nước ta là:
- A. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
- B. nằm ở phần đông bán đảo Đông Dương.
- C. trong khu vực phát triển kinh tế sôi động của thế giới.
-
D. nằm ở trung tâm các vành đai động đất và sóng thần trên thế giới.
Câu 5: Trên đất liền, lãnh thổ nước ta tiếp giáp với các quốc gia:
- A. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma.
- B. Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan.
-
C. Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia
- D.Trung Quốc, Thái Lan, Mi-an-ma
Câu 6: Hiện nay TP Hải Phòng có cơ cấu dân số
- A. dân số trẻ.
- B. dân số già.
-
C. đang già hóa.
- D. đang trẻ hóa.
Câu 7: Lãnh thổ Việt Nam nằm chủ yếu trong khu vực khí hậu:
- A. cận nhiệt gió mùa.
-
B. nhiệt đới gió mùa.
- C. ôn đới gió mùa.
- D. tiếp giáp lãnh hải.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thủy của nước ta?
- A. Là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
- B. Là cơ cở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta.
-
C. Được tính từ đường cơ sở ra 12 hải lí
- D. Vùng nội thủy được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
Câu 9: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng loại hình giao thông vận tải
- A.Đường ô và đường sắt
- B.Đường biển và đường sắt
-
C.Đường hàng không và đường biển
- D.Đường ô tô và đường biển.
Câu 10: Hướng núi Tây Bắc- Đông Nam ở nước ta điển hình ở vùng:
- A.Tây Bắc và Đông Bắc.
- B.Đông Bắc và Nam Trường Sơn.
- C.Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.
-
D.Tây Bắc và bắc Trường Sơn.
Câu 11: Ở nước ta, tỉ lệ thiếu việc làm tương đối cao là ở khu vực
- A. miền núi.
-
B. nông thôn.
- C. thành thị
- D. đồng bằng.
Câu 12: Hướng núi vòng cung ở nước ta điển hình ở vùng:
- A.Tây Bắc và Đông Bắc.
-
B.Đông Bắc và Nam Trường Sơn.
- C.Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn.
- D.Tây Bắc và bắc Trường Sơn.
Câu 13: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm chung của địa hình Việt Nam?
-
A.Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, chủ yếu là núi trung bình và núi cao.
- B.Hướng núi tây bắc-đông nam và hướng vòng cung chiếm ưu thế.
- C.Địa hình Việt Nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực với các đặc trưng khác nhau.
- D.Địa hình Việt Nam là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 14: Địa hình vùng núi Nam Trường Sơn không có những đặc điểm nào sau đây?
- A.Khối núi Kom tum và cực Nam Trung Bộ được nâng cao.
- B.Có sự bất đối xứng giữa hai sườn Đông-Tây.
-
C.Các cao nguyên badan Plâyku, Mơ Nông, Di Linh khá bằng phẳng.
- D.Đỉnh Ngọc Linh là đỉnh cao nhất của vùng.
Câu 15: Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là
- A. Bắc Trung Bộ.
- B. ven biển Bắc Bộ.
- C. Tây Bắc.
-
D. ven biển cực Nam Trung Bộ.
Câu 16: Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng
- A. 0,5 triệu người.
- B. 1,8 triệu người.
-
C. 1,0 triệu người.
- D. 2,5 triệu người.
Câu 17: Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do
-
A. ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.
- B. ảnh hưởng của khối không khí lạnh(NPc) và khối không khí xích đạo(Em).
- C. ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan(TBg) và tín phong nửa cầu Bắc(Tm).
- D. ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc(Tm) và khối không khí xích đạo (Em).
Câu 18: Cho bảng số liệu "Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2014" (đơn vị: người/km2), hãy lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp nhất thể hiện sự phân bố mật độ dân số không đều trong cả nước:
Vùng |
Mật độ |
Vùng |
Mật độ |
Đông Bắc |
155 |
Duyên hải Nam Trung Bộ |
205 |
Tây Bắc |
79 |
Tây Nguyên |
101 |
Đồng bằng sông Hồng |
1304 |
Đông Nam Bộ |
669 |
Bắc Trung Bộ |
202 |
Đồng bằng sông Cửu Long |
432 |
-
A. Biểu đồ cột ngang
- B. Biểu đồ cột chồng
- C. Biểu đồ cột kép
- D. Biểu đồ cột đứng
Câu 19: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái
- A. cận nhiệt đới gió mùa.
-
B. nhiệt đới gió mùa.
- C. xích đạo gió mùa.
- D. cận xích đạo gió mùa.
Câu 20: Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì
- A. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- B. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.
- C. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
-
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
Câu 21: Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị Hải Phòng, giải pháp lâu dài và chủ yếu là
-
A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
- B. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
- C. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
- D. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.
Câu 22: Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là ?
- A. Vùng núi gồm các khối núi và cao nguyên
- B. Địa hình cao hơn
- C. Hướng núi vòng cung
-
D. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn rõ nét hơn
Câu 23: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do
-
A. có hiện tựơng mưa phùn vào cuối mùa đông.
- B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- C. nguồn nước ngầm phong phú.
- D. được sự điều tiết của các hồ nước.
Câu 24: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền trung có đặc tính nghèo, nhiều cát ít phù sa, vì?
-
A. Trong sự hình thành đồng bằng , biển đóng vai trò chủ yếu .
- B. Bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều .
- C. Đồng bằng nằm ở chân núi nhận nhiều sỏi , cát trôi xuống
- D. Các sông miền trung ngắn hẹp và rất nghèo phù sa.