Trắc nghiệm địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta được xác định :

  • A. Có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
  • B. Có chiều rộng 24 hải lí tính từ đường cơ sở.
  • C. Là vùng biển được quy định nhằm bảo đảm chủ quyền trên biển.
  • D. Là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

Câu 2: Huyện đảo Vân Đồn và Cô Tô thuộc tỉnh (thành phố) nào của nước ta?

  • A. Quảng Trị       
  • B. Quảng Ninh
  • C. Quảng Ngãi       
  • D. Quảng Nam

Câu 3: Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh nào của nước ta?

  • A. Quảng Trị       
  • B. Quảng Ninh
  • C. Quảng Ngãi       
  • D. Quảng Nam

Câu 4: Huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là

  • A. Phú Quốc       
  • B. Phú Quý
  • C. Cô Tô       
  •  D. Côn Đảo

Câu 5: Các huyện đảo của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là:

  • A. Lý Sơn và Phú Quý       
  • B. Phú Quốc và Kiên Hải
  • C. Hoàng Sa và Trường Sa      
  • D. Vân Đồn và Cô Tô

Câu 6: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?

  • A. Vùng biển nước ta là nơi hình thành các cơn bão nhiệt đới
  • B. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú
  • C. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí….
  • D. Vùng biển nước ta có nhiều vũng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp.

Câu 7: Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển không phải vì

  • A. khai thác tổng hợp mới đem lại hiểu quả kinh tế cáo
  • B. môi trường vùng biển dễ bị chia cắt
  • C. môi trường đảo do diện tích nhỉ và biệt lập nên rất nhạy cảm dưới tác động của con người
  • D. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật

Câu 8: Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta chưa cần phải quan tâm tới việc

  • A. khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ
  • B. khai thác quá mức các đối tượng có nguồn lợi kinh tế
  • C. sử dụng các phương tiện đánh bắt mang tính hủy diệt nguồn lợi
  • D. mở rộng hợp tác với nhiều nước hơn nữa

Câu 9: Các cảng biển của nước ta kể theo thứ tự từ nam ra bắc

  • A. Sài Gòn, Vinh, Đà Nẵng, Cái Lân. 
  • B. Sài Gòn, Nha Trang, Cái Lân, Hải Phòng.
  • C. Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, Cái Lân.
  • D. Sài Gòn, Quy Nhơn, Nha Trang, Cái Lân.

Câu 10: Kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế nước ta vì

  • A. Biển nước ta giàu nguồn lợi sinh vật, khoáng sản.
  • B. Nước ta có đường bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
  • C. Biển nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển-đảo, giao thông vận tải biển.
  • D. Việc giao lưu hợp tác với các nước khác thông qua kinh tế biển ngày càng quan trọng.

Câu 11: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm nguồn lợi sinh vật biển nước ta?

  • 2A. Sinh vật biển giàu, nhiều thành phần loài.
  • B. Biển có độ sâu trung bình.
  • C. Độ mặn trung bình khoảng 20-33‰.
  • D. Biển nhiệt đới ấm quanh năm.

Câu 12: Các bãi tắm nổi tiếng của nước ta kể theo thứ tự từ bắc vào nam :

  • A. Bãi Cháy, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Văn Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.
  • B. Đồ Sơn, Sầm Sơn, Bãi Cháy, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu.
  • C. Vân Phong, Bãi Cháy, Sầm Sơn, Mũi Né, Vân Phong, Vũng Tàu.
  • D. Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Vân Phong, Mũi Né, Vũng Tàu.   

Câu 13: Yến sào là đặc sản chủ yếu của vùng :

  • A. Bắc Trung Bộ.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  • C. Đông Nam Bộ.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14: Cảnh quan biển được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới của nước ta là :

  • A. Vũng Tàu.
  • B. Vịnh Hạ Long      
  • C. Tuần Châu.        
  •  D. Hòn Ngọc Việt.

Câu 15: Đảo Phú Quý thuộc tỉnh :

  • A. Khánh Hoà.
  • B. Bà Rịa - Vũng Tàu       
  • C. Kiên Giang.        
  • D. Bình Thuận.

Câu 16: Ở nước ta những tỉnh (thành) nào sau đây có hai huyện đảo ?

  • A. Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà.
  • B. Quảng Ninh, Hải Phòng và Kiên Giang.
  • C. Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Trị.
  • D. Kiên Giang, Quảng Ngãi và Bình Thuận.

Câu 17: Bạch Long Vĩ là một huyện đảo của :

  • A. Hải Phòng.
  • B. Quảng Ninh.
  • C. Kiên Giang.
  • D. Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 18: Phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì :

  • A. Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng.        
  • B. Tài nguyên biển đang bị suy thoái nghiêm trọng.
  • C. Nước ta giàu có về tài nguyên biển.        
  • D. Biển Đông đang là vấn đề thời sự rất nhạy cảm.

Câu 19: Huyện đảo đang được đầu tư để phát triển mạnh ngành du lịch ở nước ta là :

  • A. Lí Sơn.        
  • B. Bạch Long Vĩ.
  • C. Phú Quý.
  • D. Phú Quốc.

Câu 20: Một trong những vấn đề mang tầm cỡ quốc tế đang được Nhà nước ta rất quan tâm để phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở vùng biển, đảo là :

  • A. Đẩy mạnh việc đánh bắt xa bờ.
  • B. Bảo vệ môi trường biển.
  • C. Thăm dò và khai thác dầu khí.
  • D. Giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông.

Câu 21: Theo tuyên bố ngày 12 - 5 - 1977, vùng biển thuộc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được xác định là :

  • A. Tính đến mép ngoài của đường cơ sở.        
  • B. Tính đến mép ngoài của lãnh hải. 
  • C. Tính đến mép ngoài của vùng tiếp giáp lãnh hải.
  • D. Phần phần đất chìm dưới mặt nước biển kéo dài ra ngoài lãnh hải cho đến rìa lục địa.

Câu 22: Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :

  • A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.
  • B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.
  • C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.
  • D. Được phép khai thác hải sản và áp dụng các biện pháp chống gây ô nhiễm biển.

Câu 23: Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta không thuận lợi cho việc :

  • A. Phát triển các ngành khai thác hải sản.     
  • B. Bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển.
  • C. Khai thác khoáng sản
  • D. Giao thông vận tải, du lịch biển.

Câu 23: Nguồn tài nguyên có thể khai thác ổn định lâu dài trên vùng biển nước ta là :

  • A. Dầu mỏ - khí đốt.                                      
  • B. Quặng titan.
  • C. Năng lượng sóng biển và thủy triều.         
  • D. Hải sản.

Câu 24: Tài nguyên không bị hao kiệt của Biển Đông là :

  • A. Dầu mỏ và khí thiên nhiên.      
  • B. Hải sản.         
  • C. Muối biển.    
  • D. Cát thủy tinh.

Câu 25: Huyện đảo có nghề khai thác biển và trồng tỏi nổi tiếng của cả nước là :

  • A. Phú Quý.           
  • B. Lí Sơn.               
  • C. Côn Đảo.             
  • D. Phú Quốc.

Câu 26: Huyện đảo có tiềm năng phát triển du lịch và nổi tiếng cả nước về sản xuất nước mắm, hồ tiêu là :

  • A. Cô Tô.          
  • B. Phú Quốc     
  • C. Lí Sơn.        
  • D. Bạch Long Vĩ.

Câu 27: Các huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ninh là :

  • A. Phú Quốc, Vân Đồn.
  • B. Vân Đồn, Cô Tô.
  • C.  Cô Tô, Cát Hải.
  • D. Cát Hải, Bạch Long Vĩ.

Câu 30: Các huyện đảo thuộc các tỉnh ven biển Duyên hải miền Trung bao gồm :

  • A. Cô Tô, Cát Hải, Bạch Long Vĩ.
  • B. Cồn Cỏ, Hoàng Sa, Lí Sơn, Trường Sa.
  • C. Phú Quý, Côn Đảo, Kiên Hải.
  • D. Phú Quốc, Vân Đồn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Trắc nghiệm địa lí lớp 12

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ LỚP 12

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.