Câu 1: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
- A. Vĩnh Phúc.
-
B. Bắc Giang
- C. Hưng Yên.
- D.Ninh Bình
Câu 2: Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là
- A. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III
- B. tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III
-
C. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III
- D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng có quy mô từ trên 40 nghìn tỉ đồng trở lên là
- A. Phú Yên, Bắc Ninh
-
B. Hà Nội, Hải Phòng
- C. Hải Dương, Hưng Yên
- D. Thái BÌnh, Nam Định
Câu 5: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với
-
A. Biển Đông.
- B. Bắc Campuchia
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đông Nam Lào
Câu 6: Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng ?
-
A. Giáp với Thượng Lào.
- B. Giáp Vịnh Bắc Bộ (Biển Đông ).
- C. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.
- D. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 7: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu trong khu vực I của đồng bằng sông Hồng là
-
A. giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản.
- B. giảm tỉ trọng ngành trổng trọt và thủy sản, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
- C. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.
- D. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.
Câu 8: Vùng nông nghiệp ĐBSH giống với vùng nông nghiệp ĐBSCL ở điểm nào sau đây?
- A. Mạng lưới đô thị dày đặc.
- B. Có mùa đông lạnh.
-
C. Trình độ thâm canh cao.
- D. Mật độ dân số cao nhất cả nước.
Câu 8: Dân cư tập trung đông đúc ở Đồng bằng sông Hồng không phải là do
-
A. vùng mới được khai thác gần đây.
- B.có nhiều trung tâm công nghiệp.
- C. trồng lúa nước cần nhiều lao động.
- D. có điều kiện thuận lợi cho sản xuất và cư trú.
Câu 9: Cơ cấu kinh tế theo ngành của Đồng bằng sông Hồng chuyển dịch theo hướng
- tích cực chủ yếu do
- A. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- B. thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.
-
C. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- D. nguồn lao động dồi dào, kĩ thuật cao.
Câu 10: Hai trung tâm du lịch tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Hồng là:
- A. Hà Nội, Hải Dương.
- B. Hà Nội, Nam Định.
- C. Hà Nội, Ninh Bình.
-
D. Hà Nội, Hải Phòng
Câu 11: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là
- A. khí hậu có mùa đông lạnh.
- B. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
-
C. khoáng sản nghèo nàn.
- D. Dân số đông, mật độ dân số cao.
Câu 12: Vấn đề quan trọng hàng đầu của Đồng bằng sông Hồng cần giải quyết là
- A. thiên tai khắc nghiệt.
- B. đất nông nghiệp khan hiếm.
-
C. dân số đông.
- D. tài nguyên không nhiều.
Câu 13: Về mặt xã hội, sức ép dân số đã làm cho Đồng bằng sông Hồng :
- A. Có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp nhất nước.
-
B. Có tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất nước.
- C. Có lương thực bình quân đầu người thấp nhất nước.
- D. Tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức bình quân cả nước.
Câu 14: Đặc điểm khí hậu của ĐB sông Hồng có những nét tương đồng với :
- A. Tiểu vùng Tây Bắc.
-
B. Tiểu vùng Đông Bắc.
- C. Vùng Bắc Trung Bộ.
- D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 15: Dựa vào bảng số liệu sau đây về một số chỉ tiêu của Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Các chỉ tiêu |
Đồng bằng sông Hồng |
Cả nước |
||
1995 |
2005 |
1995 |
2005 |
|
Dân số (nghìn người) |
16 137 |
18 039 |
71 996 |
83 009 |
Diện tích cây lương thực (nghìn ha) |
1 288 |
1 220 |
7 322 |
8 371 |
Sản lượng lương thực (nghìn tấn) |
5 340 |
6 533 |
26 141 |
39 548 |
Bình quân lương thực (kg/người) |
331 |
362 |
363 |
475 |
Nhận định đúng nhất là :
-
A. Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng chậm hơn cả nước trong tất cả chỉ tiêu.
- B. Dân số là chỉ tiêu tăng chậm nhất của Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1995 - 2005.
- C. Diện tích cây lương thực của Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn sản lượng lương thực.
- D. Sản lượng lương thực của ĐB sông Hồng tăng chậm hơn cả nước vì năng suất thấp và tăng chậm hơn.
Câu 16: Phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng được xác định bằng :
- A. Ranh giới của các lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
- B. Ranh giới của các thành phố, thị xã ở rìa.
- C. Ranh giới của các vùng đồi núi thấp.
-
D. Ranh giới hành chính.
Câu 17: Đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình ở ĐB sông Hồng chiếm :
- A. Gần 75% diện tích.
-
B. Khoảng 70% diện tích.
- C. Trên 65% diện tích.
- D. Dưới 60% diện tích.
Câu 18: Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là :
- A. Khí hậu.
- B. Nguồn nước.
- C. Thị trường tiêu thụ.
-
D. Đất đai.
Câu 19: Hệ thống đê điều khá vững chắc ở Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đất phù sa trong đê :
-
A. Ngày càng bị bạc màu.
- B. Thường xuyên bị thiếu nước.
- C. Thường xuyên được phù sa bồi đắp.
- D. Thường xuyên bị ngập úng.
Câu 20: Đất bạc màu ở Đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở :
- A. Phía tây bắc.
- B. Phía đông nam.
-
C. Phía đông bắc.
- D. Phía tây nam.
Câu 21: Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng trong việc phát triển kinh tế - xã hội là :
- A. Những tai biến do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra.
- B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.
-
C. Mật độ dân số quá cao gây sức ép lên đời sống kinh tế - xã hội.
- D. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, thiếu hầu hết các nguồn nguyên liệu.
Câu 22: Để tăng diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, biện pháp quan trọng nhất là :
-
A. Cần tiến hành cải tạo đất, tận dụng diện tích mặt nước, tăng vụ.
- B. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vụ đông lên vụ sản xuất chính.
- C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
- D. Tăng cường công tác thuỷ lợi.
Câu 23: Tài nguyên nước của Đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nhất ở :
- A. Nguồn nước khoáng dồi dào.
- B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
- C. Nước ngầm dồi dào, chất lượng nước tốt.
-
D. Hệ thống sông ngòi chằng chịt của 2 hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Hồng.
Câu 24: Đồng bằng sông Hồng thường thiếu nước cho sản xuất vào :
-
A. Vụ đông - xuân.
- B. Vụ thu - đông.
- C. Vụ hè - thu.
- D. Vụ xuân - hè.
Câu 25: Nhận định nào sau đây không đúng về hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng?
-
A. Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai như bão,lụt.
- B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành còn chậm.
- C. Mật độ dân số nhỏ hơn nhiều lần so với cả nước.
- D. Thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
Câu 26: Tài nguyên khoáng sản ở Đồng bằng sông Hồng không nhiều là do :
- A. Lịch sử khai thác lâu đời.
- B. Địa hình thấp, bằng phẳng.
- C. Chịu ảnh hưởng không đáng kể của vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.
-
D. Mới được hình thành trên nền sụt võng trong thời gian gần đây.
Câu 27: Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất vào mùa mưa bão là vùng:
-
A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Đồng bằng sông Cửu Long.
- C. Vùng trũng ở Bắc Trung Bộ.
- D. Đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 28: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
-
A. Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.
- B. Là vùng chịu tác động của nhiều thiên tai nhiệt đới.
- C. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp.
- D. Một số tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp.
Câu 29: Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng là
- A. có mật độ dân số cao.
- B. cơ sở hạ tầng còn hạn chế.
-
C. thiếu nguyên liệu tại chỗ.
- D. cơ cấu kinh tế chậm chuyển biến.
Câu 30: Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là
- A. Tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại
-
B. Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm
- C. Tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài
- D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao độn