Ôn thi trắc nghiệm môn Địa bài: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Với bài vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, ConKec cung cấp cho bạn 20 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài, bao gồm những câu hỏi có câu trả lời từ trong chương trình học ở sách giáo khoa cùng với một số câu hỏi yêu cầu sự tư duy của các bạn.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 

 

Câu 1.  Lãnh thổ nước ta trải dài :   

A. Trên 12º vĩ.          B. Gần 15º  vĩ.                    C. Gần 17º vĩ.                      D. Gần 18º vĩ.

 

Câu 2.  Nội thuỷ là :  

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.   

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.  

C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.    

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

 

Câu 3.  Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.  

A. Cầu Treo.                 B. Xà Xía.                    C. Mộc Bài.                     D. Lào Cai.

 

Câu 4.  Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường :  

A. Nằm cách bờ biển 12 hải lí.       

B. Nối các  điểm có độ sâu 200 m.  

C. Nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.  

D. Tính từ mức nước thủy triều cao nhất đến các đảo ven bờ.

 

Câu 5.  Đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu :  

A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.  

B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.  

C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.  

D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.

 

Câu 6.  Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :  

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.  

B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.  

C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.   

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

 

Câu 7.  Đây là cảng biển mở lối ra biển thuận lợi cho vùng Đông Bắc Cam-pu-chia.  

A. Hải Phòng.                 B. Cửa Lò.                   C. Đà Nẵng.                    D. Nha Trang

 

Câu 8.  Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:  

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.  

B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

C. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.  

D. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

 

Câu 9.  Quần đảo Trường Sa thuộc :   

A. Tỉnh Khánh Hoà.                     B. Thành phố Đà Nẵng.  

C. Tỉnh Quảng Ngãi.                    D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Câu 10. Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là :  

A. Gió mậu dịch.                           B. Gió mùa.   

C. Gió phơn.                                  D. Gió địa phương.

 

Câu 11. Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc :  

A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.  

B. Mở rộng quan hệ hợp tác với  các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.  

C. Phát triển các ngành kinh tế biển.  

D. Tất cả các thuận lợi trên.

 

Câu 12. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam có nghĩa vụ và quyền lợi nào dưới đây ?  

A. Có  chủ  quyền hoàn  toàn  về  thăm  dò,  khai  thác, bảo  vệ,  quản  lí các  tất  cả các nguồn tài nguyên.  

B.  Cho  phép  các  nước  tự  do  hàng  hải,  hàng  không,  đặt  ống  dẫn  dầu,  cáp  quang ngầm.  

C. Cho phép các nước được phép thiết lập các công trình nhân tạo phục vụ cho thăm dò, khảo sát biển.  

D. Tất cả các ý trên.

 

Câu 13. Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước :  

A. Được thiết lập các công trình và các đảo nhân tạo.  

B. Được tổ chức khảo sát, thăm dò các nguồn tài nguyên.  

C. Được tự do hàng hải, hàng không, đặt ống dẫn dầu và cáp quang biển.  

D. Tất cả các ý trên.

 

Câu 14. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta :  

A. Thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.  

B. Thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.  

C. Thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.  

D. Thuận lợi  cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học  - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

 

Câu 15. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :

 A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.  

B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.  

C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.  

D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

 

Câu 16. Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức :  

A. Tài nguyên đất.                         B. Tài nguyên biển.  

C. Tài nguyên rừng.                       D. Tài nguyên khoáng sản.

 

Câu 17. Ở nước ta, khai thác tổng hợp giá trị kinh tế của mạng lưới sông ngòi dày đặc cùng với lượng nước phong phú là thế mạnh của :  

A. Ngành công nghiệp năng lượng ; ngành nông nghiệp và  giao thông vận tải, du lịch.  

B. Ngành khai thác, nuôi trồng và chế biển thủy sản nước ngọt.  

C. Ngành giao thông vận tải và du lịch.  

D. Ngành trồng cây lương thực - thực phẩm.

 

Câu 18. Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía :  

A. Nam Trung Quốc và Đông Bắc Đài Loan.  

B. Phía đông Phi-líp-pin và phía tây của Việt Nam.  

C. Phía đông Việt Nam và tây Phi-líp-pin.  

D. Phía bắc của Xin-ga-po và phía nam Ma-lai-xi-a.

 

Câu 19. Vấn đề chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền, Việt Nam cần tiếp tục đàm phán với :  

A. Trung Quốc và Lào.                                 B. Lào và Cam-pu-chia.  

C. Cam-pu-chia và Trung Quốc.                 D. Trung Quốc, Lào và Cam-pu-chia

 

Câu 20. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải :  

A. Đường ô tô và đường sắt.                           B. Đường biển và đường sắt.  

C. Đường hàng không và đường biển.           D. Đường ô tô và đường biển.  

---------------------------------------------HẾT------------------------------------------------

Xem thêm các bài Chuyên đề Địa lí 12, hay khác:

Để học tốt Chuyên đề Địa lí 12, loạt bài giải bài tập Chuyên đề Địa lí 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.