Bài tập 1:
Bảng 38.1: Diện tích gieo trồng cây trồng công nghiệp lâu năm, năm 2005 (đv: nghìn ha)
Loại cây |
Cả nước |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Cây công nghiệp lâu năm |
1633,6 |
91,0 |
634,3 |
Cà phê |
497,4 |
3,3 |
445,4 |
Chè |
122,5 |
80,0 |
27,0 |
Cao su |
482,7 |
|
109,4 |
Các cây khác |
531,0 |
7,7 |
52,5 |
Vẽ biểu đồ:
Lấy qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Trung du miền núi phía Bắc là 1 đvbk
=>Qui mô bán kính diện tích cây công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là:
Tây Nguyên = 2,65 (đvbk)
Cả nước = 4,30 (đvbk)
Bảng cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm, năm 2005 (đơn vị %)
Loại cây |
Cả nước |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Cây công nghiệp lâu năm |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Cà phê |
30,5 |
3,6 |
70,2 |
Chè |
7,5 |
87,9 |
4,3 |
Cao su |
29,5 |
|
17,2 |
Các cây khác |
32,5 |
8,5 |
8,3 |
Nhận xét và giải thích:
- Giống nhau:
- Qui mô:
- Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước (về diện tích và sản lượng)
- Mức độ tập trung đất đai tương đối cao, chuyên canh cà phê, chè… tập trung trên qui mô lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
- Về hướng chuyên môn hóa:
- Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm
- Đạt hiệu quả kinh tế cao
- Về điều kiện phát triển:
- Điều kiện tự nhiên: Có nhiều điều kiện thuận lợi về đất, nước, khí hậu.
- KT-XH: dân cư có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp, chính sách khuyến khích và đầu tư của Nhà nước, nhu cầu thị trường…
- Khác nhau:
Đặc điểm so sánh |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Quy mô |
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 3 cả nước |
Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ 2 cả nước |
Về hướng chuyên môn hóa |
Quan trọng nhất là chè, sau đó là quế, hồi…. Các cây công nghiệp ngắn ngày: có thuốc lá, đậu tương |
Quan trọng nhất là cà phê, sau đó là cao su , chè,… Các cây công nghiệp ngắn ngày: dâu tằm, bông vải. |
Về điều kiện phát triển (tự nhiên, kinh tế - xã hội) |
||
Địa hình |
Miền núi bị chia cắt mạnh |
Cao nguyên xếp tầng với những mặt bằng tương đối bằng phẳng. |
Khí hậu |
Có mùa đông lạnh cộng với độ cao địa hình nên có điều kiện phát triển cây cận nhiệt (chè). |
Cận xích đạo với mùa khô sâu sắc. |
Đất đai |
Đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. |
Đất bazan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung. |
Kinh tế - xã hội |
Là nơi cư trú của nhiều dân tộc ít người Cơ sở chế biến còn hạn chế. |
Vùng nhập cư lớn nhất nước ta Cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều.
|
b. Giải thích:
- Do sự khác nhau về vị trí địa lí =>Khác nhau về điều kiện tự nhiên:
- Trung du miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất Feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng lớn =>quy mô sản xuất nhỏ.
- Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất bazan có độ phì cao, thích hợp với quy hoạch các vùng chuyên canh quy mô lớn và tập trung.
- Sự khác nhau về đặc điểm dân cư, đặc điểm khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất…
- Trung du miền núi Bắc Bộ dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến chè từ lâu đời
- Tây Nguyên dân cư có kinh nghiệm trong trồng và chế biến cà phê, cao su…
Bài tập 2:
Bảng 38.2: Số lượng trâu bò năm 2005 (Đơn vị: nghìn con)
|
Cả nước |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Trâu |
2922,2 |
1679,5 |
71,9 |
Bò |
5540,7 |
899,8 |
616,9 |
a. Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên:
|
Cả nước |
Trung du và miền núi Bắc Bộ |
Tây Nguyên |
Trâu |
34,5 |
65,1 |
10,4 |
Bò |
65,5 |
34,9 |
89,6 |
Hai vùng đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn là do:
- Có nhiều đồng cỏ: thuận lợi cho chăn nuôi
- Khí hậu:
- Trung du miền núi Bắc Bộ: Nhiệt đới, có mùa đông lạnh ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu
- Tây Nguyên có khí hậu xích đạo, khô, nóng thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn bò.
- Các nguyên nhân khác: thị trường, kinh nghiệm sản xuất…
Thế mạnh được thể hiện trong tỷ trọng của hai vùng so với cả nước:
- Tổng số đàn trâu chiếm 60% của cả nước
- Tổng số đàn bò chiếm 27,3% so với cả nước
=>Tổng số đàn trâu bò của hai vùng này chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước.
Ở Trung du miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò vì:trâu thích hợp với điều kiện khí hậu lạnh, ẩm, chịu rét giỏi hơn bò, thích hợp chăn thả trong rừng.
Ở Tây Nguyên Bò được nuôi nhiều vì: có đồng cỏ rộng lớn, tập trung, khí hậu nóng , khô thích hợp chăn nuôi bò thịt, sữa với qui mô lớn.