Bài 2: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ chính là bài học thứ hai trong chương trình Địa lí lớp 12. Bài cung cấp cho các bạn học sinh những hiểu biết về vị trí cũng như chủ quyền lãnh thổ của nước ta. Mời các bạn cùng đến với bài học ngay dưới đây.

A. Ôn tập lí thuyết

1. Vị trí địa lí

  • Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
  • Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia.
  •  Trên biển giáp giáp với 8 vùng biển các nước khác bao gồm: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malayxia, Inđônêxia, Xingaopo, Brunây, Philíppin.
  •  Hệ toạ độ địa lí:

           + Vĩ độ: 23°23′B – 8°34′ B

           + Kinh độ: 102°109′Đ – l09°24′Đ

  • Gắn với lục địa Á – Âu, Biển Đông và thông với Thái Bình Dương.
  • Nằm ở múi giờ số 7.

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

  • Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
  • Trên đất liền giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
  • Đường bờ biển cong hình chữ S, dài 3260 km.
  • Có 4000 đảo lớn nhỏ, hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.

b. Vùng biển

  • Diện tích khoảng 1 triệu km2
  • Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền.
  • Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quền quốc gia trên biển.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng thực hiện các quyền của nước ven biển.
  • Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải rộng 12 hải lí.
  • Vùng thềm lục địa là phần đất ngầm dưới biển trải rộng tới độ sâu 200m

c. Vùng trời

  • Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí

a. Ý nghĩa về tự nhiên

  • Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • Nằm trên đường di cư của ĐTV nên nước ta rất đa dạng về động – thực vật
  • Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
  • Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao.
  • Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán

b. Ý nghĩa về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng

  • Về kinh tế:

         + Nằm ở ngã tư đường hàng hải hàng không nên giao thông thuận lợi.
         + Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vưc và trên thế giơí
         + Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch).

  • Về văn hoá – xã hội: thuận lợi nước ta chung sống hoà bình, hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực.
  • Về chính trị và quốc phòng: là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Dựa vào bản đồ các nước Đông Nam Á và bản đồ tự nhiên Việt Nam, hãy cho biết nước ta tiếp giáp với các nước nào trên đất liền và trên biển?

Xem lời giải

Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết phạm vi lãnh thổ của mỗi nước thường bao gồm những bộ phận nào?

Xem lời giải

Câu 3: Hãy kể tên một số cửa khẩu quốc tế quan trọng trên đường biên giới của nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia?

Xem lời giải

Câu 4: Vì sao nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ?

Xem lời giải

Câu 5: Hãy xác định vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của nước ta trên bản đồ các nước Đông Nam Á?

Xem lời giải

Câu 6: Nếu ý nghĩa của Vị trí địa lí Việt Nam?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Địa lí 12, hay khác:

Để học tốt Địa lí 12, loạt bài giải bài tập Địa lí 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

 

TẬP BẢN ĐỒ ĐỊA LÍ 12

MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP MÔN ĐỊA LỚP 12

TUYỂN TẬP ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÍ

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.