Câu 1: Chọn ý chính xác nhất: “Việc phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc ít người của nước ta cần được chú trọng hơn nữa” do
- A. Các dân tộc ít người đóng vai trò quan trọng trong quá trình xâydựng và bảo vệ tổ quốc.
- B. Vùng cư trú của đồng bào dân tộc có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.
- C. Một số dân tộc ít người có những kinh nghiệm sản xuất quý báu.
-
D. Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc hiện nay còn có sự chênh lệch đáng kể. Mức sống của đại bộ phận các dân tộc ít người còn thấp.
Câu 2: Bùng nổ dân số là hiện tượng
- A. Dân số tăng nhanh trong một thời gian dài.
-
B. Dân số tăng nhanh trong một thời gian ngắn.
- C. Nhịp điệu tăng dân số luôn ở mức cao.
- D. Dân số tăng đột biến trong một thời điểm nhất định.
Câu 3: Cho bảng số liệu:
DÂN SỐ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2014(Đơn vị: triệu người)
Năm |
1990 |
1995 |
2000 |
2007 |
2014 |
Tổng số |
66 016 600 |
71 995 500 |
77 630 900 |
84 218 500 |
90 728 900 |
Dân số nam |
32 208 800 |
35 327 400 |
38 165 300 |
41 447 300 |
44 758 100 |
Dân số nữ |
33 813 900 |
36 758 100 |
39 465 900 |
45 970 80 |
45 970 800 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên:
- A. Tổng số dân và dân số nam đang tăng
-
B. Tốc độ tăng dân số nữ chậm hơn dân số nam
- C. Dân số nam tăng nhanh hơn dân số nữ
- D. Dân số nước ta đang già hóa
Câu 4: Kết cấu dân số trẻ của nước ta thể hiện rõ nét qua
- A. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
-
B. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
- C. Cơ cấu dân số theo các thành phần kinh tế
- D. Cơ cấu dân số theo giới tính
Câu 5: Hiện tượng bùng nổ dân số nước ta xảy ra bắt đầu vào thời kì
- A. 1930-1945.
-
B.1954 - 1960.
- C. 1965 - 1975.
- D. 1980 - 1990.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức
-
A. Dưới 100 người/km2
- B. Từ 101 – 200người/km2
- C. Từ 201 – 500 người/km2
- D. Trên 500 người/km2
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở
- A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia
- B. Dải ven biển
-
C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu
- D. Vùng bán đảo Cà Mau
Câu 8: Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay.
- A. Mức sống ngày càng được cải thiện.
- B. Công tác y tế có nhiều tiến bộ.
- C. Kinh tế ngày càng phát triển.
-
D. Kết quả của việc triển khai cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình
Câu 9: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh
- A. Đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
- B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục tăng với tốc độ cao
-
C. Quy mô dân số hiện nay lớn hơn trước đây và số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao
- D. Hiệu quả của chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa cao.
Câu 10: Năm 2005 diện tích nước ta là 331 212 km2, dân số là 83120 nghìn người. Mật độ dân sốtrung bình của nước ta
- A. 250 người/km2.
- B. 251 người/km2.
-
C. 252 người km2.
- D. 253 ngưòi /km2.
Câu 11: Dân số năm 2004 của nước ta là 81,96 triệu người, năm 2005 là 83,12 triệu người, thì tốc độ tăng dân số nước ta là
- A. 1,38%.
- B. 1,45%.
-
C. 1,42%.
- D. 1,28%.
Câu 12: Dân số nước ta năm 2003 là 80,9 triệu người, tốc độ gia tăng dân số tự nhiên là 1,32%, thì dân số năm 2004 là
-
A. 81,96 triệu người.
- C. 81,86 triệu người.
- B. 81,76 triệu người.
- D. 81,66 triệu người.
Câu 13: Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?
- A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội
- B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường
-
C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
- D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội
Câu 14: Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến
- A. mức gia tăng dân số
- B. Truyền thống sản xuất,văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc
- C. Cơ cấu dân số
-
D. Sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
Câu 15: Nguyên nhân không dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số cùa I nưổc ta vào đầu thập kỉ 50, trong thếkỉ XX là
- A. Mức sống được cải thiện.
- B. Tâm lí phong kiến “Nhà đông con là nhà có phúc”
- C. Quy luật phát triển dân số bù sau chiến tranh.
-
D. Nền kinh tế cần nhiều lao động để phát triển.
Câu 16: Với tốc độ tăng dân số hiện nay, mỗi năm dân số nước ta tăng
- A. Gần 1 triệu người.
- C. Từ 1,5 triệu người.
- B. Từ 1,3 triệu người.
-
D. Hơn 1 triệu người.
Câu 17: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trong trang 15, nhận định nào dưới đây không chính xác về đặc điểm dân cư ở vùng Bắc Trung Bộ?
- A. Phân bố dân cư có sự tương phản rõ rệt giữa các vùng ven biển phía đông và vùng núi bên giới phía tây
-
B. Hai đô thị có quy mô dân số lớn nhất vùng là Thanh Hóa và Vinh
- C. Mật độ dân số ở vùng biên giới phía tây chủ yếu ở mức dưới 100 người/km2
- D. Các đồng bằng sông Mã, sông Cả là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất vùng.
Câu 18: Chọn ý đúng nhất trong các ý sau đây thể hiện sức ép dân số đến
- A. Chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, ổn định chính trị.
- B. Tài nguyên môi trường, an ninh lương thực, quốc phòng.
-
C. Chất lương cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế.
- D. Lao động viêc làm, tài nguyên môi trường, phát triền kinh tế.
Câu 19: Nhận định không phải là đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta
- A. Tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển.
- B. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
- C. Sống chủ yếu ở vùng nông thôn.
-
D. Tỉ lệ dân sốthành thị cao hơn tỉ lệ dân số ở nông thôn.
Câu 20: Biểu hiện không phản ánhsự phân bốdân cư không đồng đều giữa các vùng ở nước ta hiện nay
- A. Đồng bằng với miền núi và cao nguyên.
- B. Thành thị và nông-thôn.
- C. Trong một vùng kinh tế
-
D. Miền Bắc với miên Nam.
Câu 21: Tính bất hợp lí của sự phân bố dân cư nước ta thể hiện ở:
- A. Nơi nhiều tài nguyên, thiếu lao động
- B. Nơi tài nguyên có hạn, thừa lao động
- C. Không đồng đều trên lãnh thổ
-
D. Câu A và B đúng
Câu 22: Dân số thành thị nước ta năm 2005 là (%):
- A. 25,9
- B. 27,9
-
C. 26,9
- D.28,9
Câu 23: Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp vói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở:
-
A. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm
- B. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng
- C. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi
- D. Dân số thành thị không đổi, dân số nông thôn giảm