Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra 1 tiết - học kì 1 (P1)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Thảm thực vật rừng VIệt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì:

  • A.Địa hình đồi núi chiếm ưu thế lại phân hóa phức tạp
  • B.Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu
  • C.Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất
  • D.Vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?

  • A. Cần Thơ.
  • B. Biên Hòa.
  • C. Đà Nẵng.
  • D. Hạ Long.

Câu 3:  Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí ?

  • A.  23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.         
  • B.  23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.                
  • C.  23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.        
  • D.  23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  • A. Việt Trì, Bắc Giang.                                     
  • B. Thái Nguyên, Việt Trì.
  • C. Thái Nguyên, Hạ Long.
  • D. Lạng Sơn, Việt Trì.

 Câu 5: Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là

  • A. tháng 10, tháng 8, tháng 10.
  • B. tháng 9, tháng 8, tháng 11.
  • C. tháng 11, tháng 8, tháng 10.
  • D. tháng 10, tháng 8, tháng 11.

Câu 6:  Đặc điểm không đúng với miền khí hậu miền Bắc là

  • A. độ lạnh tăng dần về phía Nam.
  • B. thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường.
  • C. biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam.
  • D. thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ từ Bắc vào Nam.

Câu 7: Đặc trưng nổi bật thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là :

  • A.lạnh và ẩm.
  • B.lạnh, khô và trời quang mây.
  • C.nóng và khô.
  • D.lạnh, trời âm u nhiều mây.

Câu 8: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện:

  • A.làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
  • B.bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
  • C.tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
  • D.tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.

Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu làm cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là :

  • A.nước ta nằm trong vành đai nội chí tuyến.
  • B.nước ta nằm gần trung tâm của gió mùa mùa đông.
  • C.địa hình có dạng địa hình cánh cung đón gió.
  • D.Địa hình có hướng Tây Bắc- Đông Nam

Câu 10: Thời tiết lạnh ẩm xuất hiện vào nửa cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là do :

  • A.gió mùa mùa đông bị suy yếu.
  • B.gió mùa mùa đông di chuyển trên quãng đường xa trước khi ảnh hưởng đến nước ta.
  • C.ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ.
  • D.khối khí lạnh di chuyển qua biển.

Câu 11: Rừng xavan cây bụi gai hạn nhiệt đới khô chủ yếu ờ vùng:

  • A. sơn nguyên Đồng Văn.
  • B. khu vực Quảng Bình – Quảng Trị.
  • C. khu vực Nam Trung Bộ.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 12: Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lý tại Hải Phòng theo em là:

  • A. Giải quyết vấn đề việc làm.
  • B. Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.
  • C. Gây lãng phí nguồn lao động.
  • D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 13:  Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú vì?

  • A.  Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới                                
  • B.  Nằm hoan toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực Châu Á gió mùa 
  • C.  Lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.                            
  • D.  Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 14: Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết Điểm cực Nam nước ta là xã đất Mũi thuộc tỉnh?

  • A.  Sóc Trăng                   
  • B.  Kiên Giang                 
  • C.  Cà Mau        
  • D.  Bạc Liêu

Câu 15: Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết, Việt Nam không có đường biên giới cả trên biển với ?

  • A. Lào
  •  B. Campuchia          
  • C.Trung Quốc                   
  • D.  Thái Lan  

Câu 16:  Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước ta có?

  • A.  Sinh vật đa dạng                                                   
  • B.  Đất đai rộng lớn và phì nhiêu
  • C.  Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn     
  • D.  Khí hậu ôn hoà, dễ chịu

Câu 17: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

  • A. địa hình, sinh vật và thổ những.
  • B. khí hậu và sự phân bố địa hình.
  • C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.
  • D. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.

Câu 18: Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là:

  • A. 2 miền.                                                                                
  • B. 3 miền.
  • C. 4 miền.                                                                                 
  • D. 5 miền.

Câu 19:  Sự phân hóa thiên nhiên giữa 2 cùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do:

  • A. tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi.
  • B. độ cao địa hình.
  • C. thảm thực vật.
  • D. ảnh hưởng của Biển Đông.

Câu 20: Trên đai cao á nhiệt đới và ôn đới chủ yếu là các nhóm đất:

  • A. đất feralit có mùn và đất mùn alit.
  • B. nhóm đất xám va đất feralit nâu đỏ.
  • C. nhóm đất đen.
  • D. đất feralit có mùn và nhóm đất đen

Câu 21: Dạng thời tiết đặc biệt thường xuất hiện vào mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta là:

  • A. sương mù, sương muối và mưa phùn.                              
  • B. mưa tuyết và mưa rào.
  • C. mưa đá và dông.                                                                
  • D. Hạn hán và lốc tố.

Câu 22: “ Rừng tràm chim” là kiểu rừng:

  • A.Nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá
  • B.Thưa nhiệt đới khô lá rụng
  • C.Lá rộng thường xanh ngập mặn
  • D.Á nhiết đới lá rộng

 Câu 23: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng", điều đó có nghĩa là

  • A. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.
  • B. số người ở độ tuổi 15 - 59 chiếm hơn 2/3 dân số.
  • C. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.
  • D. số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 24: Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là

  • A. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
  • B. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.
  • C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.
  • D. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu.

Câu 25: Dựa vào bảng số liệu sau:             
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC)

Nhiệt độ trung bình năm ( oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

Nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?

  • A. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
  • B. biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.
  • C. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.
  • D. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lý 12, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lý 12 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 12.

Trắc nghiệm địa lí lớp 12

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN LỚP 12

ĐỊA LÍ KINH TẾ LỚP 12

ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA LÍ LỚP 12

Xem Thêm

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.