Câu 1: Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên của nước ta là:
- A. 5 miền
- B. 4 miền
-
C. 3 miền
- D. 2 miền
Câu 2: Trung bình mỗi năm ở nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp đổ bộ vào đất liền?
- A. Từ 1 - 2 cơn bão.
-
B. Từ 3 - 4 cơn bão.
- C. Từ 5 - 6 cơn bão.
- D. Từ 7 - 8 cơn bão.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?
- A. Hướng chính của các dãy núi và các dòng sông là hướng vòng cung.
- B. Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế.
- C. Đai nhiệt đới gió mùa chân núi lên đến độ cao 1000m.
-
D. Là miền duy nhất có đầy đủ 3 đai cao.
Câu 4: Ở nước ta, thời tiết do gió phơn Tây Nam mang lại là:
- A. Ẩm, nóng
- B. Lạnh, ẩm
- C. Khô, lạnh
-
D. Nóng, khô
Câu 5: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta thể hiện ở:
- A. Có lượng mưa trong năm lớn.
- B. Có độ ẩm cao.
-
C. Nhận lượng bức xạ mặt trời lớn.
- D. Các câu trên đều đúng.
Câu 6: Những thuận lợi do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa đối với sản xuất nông nghiệp nước ta là:
-
A. Phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đa dạng hoá cây trồng vật nuôi.
- B. Có ngành chăn nuôi phát triển quanh năm.
- C. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào, dễ phát triển ngành thủy sản.
- D. Ý A và C đúng.
Câu 7: Ranh giới phân chia khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta là:
- A. Dãy Hoành Sơn.
- B. Dãy Hoàng Liên Sơn.
-
C. Dãy Bạch Mã.
- D. Dãy Trường Sơn Nam.
Câu 8: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là:
- A. Từ 20 đến 23 độ C.
- B. Từ 21 đến 24 độ C.
-
C. Từ 22 đến 27 độ C.
- D. Từ 24 đến 28 độ C.
Câu 9: Từ tháng XI đến tháng IV ở nước ta, loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 16oB trở vào là:
- A. Gió mùa Đông Nam
- C. Gió mùa Đông Bắc
- B. Gió mùa Tây Nam
-
D. Gió Tín phong Bắc bán cầu
Cho bảng số liệu sau:
Sự biến động diện tích rừng của nước ta qua một số năm (Đơn vị: Triệu ha)
Năm |
1943 |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2005 |
Tổng diện tích rừng |
14,3 |
9,6 |
7,2 |
9,2 |
10,9 |
12,7 |
- Rừng tự nhiên |
14,3 |
9,5 |
6,8 |
8,4 |
9,4 |
10,2 |
- Rừng trồng |
0,0 |
0,1 |
0,4 |
0,8 |
1,5 |
2,5 |
Căn cứ vào bảng số liệu đã cho và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi từ câu số 10, 11:
Câu 10: Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động về diện tích rừng nước ta qua các năm là:
-
A. Biểu đồ cột chồng
- C. Biểu đồ kết hợp (cột + đường)
- B. Biểu đồ đường
- D. Biểu đồ cột nhóm
Câu 11: Nhận định đúng nhất là
- A. Tổng diện tích rừng đã được khôi phục hoàn toàn.
- B. Diện tích rừng trồng tăng nhanh nên diện tích và chất lượng rừng được phục hồi.
-
C. Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.
- D. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn diện tích rừng trồng.
Câu 12: Nguyên nhân nào làm cho thiên nhiên Việt Nam khác hẳn với thiên nhiên các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi và Tây Phi?
- A. Đất nước hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ.
-
B. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.
- C. Việt Nam có bờ biển dài, khúc khuỷu.
- D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 13: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:
-
A. Từ 1500 đến 2000 mm.
- B. Từ 2000 đến 2500 mm.
- C. Từ 2500 đến 3000 mm.
- D. Từ 3000 đến 4000 mm.
Câu 14: Lượng mưa của nước ta phân bố không đều giữa các vùng chủ yếu do:
- A. Yếu tố sông ngòi.
-
B. Tác động của lá chắn địa hình.
- C. Có nhiều đồng bằng rộng lớn.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động mạnh đến địa hình nước ta như thế nào?
-
A. Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trưng.
- B. Địa hình có nhiều đồi núi.
- C. Sông ngòi dày đặc
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 16: Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ vào mùa đông thấp là do:
- A. Chịu tác động của gió mùa Tây Nam.
-
B. Chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
- C. Chịu tác động của Biển Đông
- .D. Dãy Trường Sơn chắn gió.
Câu 17: Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt ở miền Trung là do:
- A. Đồi núi ở xa trong đất liền.
-
B. Đồi núi ăn lan ra sát biển.
- C. Sông suối nhiều đổ ra biển
- D. Sóng vỗ liên tục vào bờ biển.
Câu 18: Khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì sườn Đông Trường Sơn có:
-
A. Gió Tây khô nóng.
- B. Gió Đông lạnh khô.
- C. Mưa lớn.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 19: Nhiệt độ trung bình năm ở nước ta:
-
A. Giảm dần từ Nam ra Bắc.
- B. Tăng dần từ Nam ra Bắc.
- C. Cao nhất ở miền Bắc.
- D. Không khác nhau nhiều giữa các vùng.
Câu 20: Tài nguyên giữ vị trí quan trọng nhất Việt Nam hiện nay là:
-
A. Tài nguyên đất.
- B. Tài nguyên sinh vật.
- C. Tài nguyên nước.
- D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 21: Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng suy giảm nghiêm trọng?
- A. Khai thác không hợp lý.
- B. Chiến tranh tàn phá.
- C. Tác động của quá trình công nghiệp hóa.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 22: Sự suy giảm tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và môi trường?
- A. Mất rừng gây biến động thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy.
- B. Làm tăng quá trình xói mòn, rửa trôi của đất.
- C. Làm suy giảm tính đa dạng sinh học, số loài động-thực vật bị tuyệt chủng tăng.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 23: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:
- A. Đẩy mạnh thâm canh, bảo vệ vốn rừng.
-
B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác nông - lâm.
- C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất.
- D. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lý.
Câu 24: Cho biết đâu là biện pháp bảo vệ rừng ở nước ta?
- A. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
- B. Tích cực trong việc phòng chống nạn phá rừng.
- C. Xây dựng kinh tế mới nhằm cải thiện đời sống người dân tộc thiểu số ở vùng núi.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 25: Bão thường gây ra những hậu quả gì?
- A. Dẫn đến thủy triều lên, gây ngập mặn vùng đất ven biển ảnh hưởng đến sản xuất.
- B. Để lại sức tàn phá rất lớn, nghiêm trọng cho những nơi mà nó đã đi qua.
- C. Ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế.
-
D. Tất cả đều đúng.