- Ôn tập bài hát : Đi cấy
- Ôn Tập TĐN : TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- HS biết:
- Tập biểu diễn bài Đi cấy.
- HS đọc đúng giai điệu và thuộc lời ca bài TĐN số 5.
- HS hiểu biết sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
- HS vận dụng hát kết hợp vận động 1 số động tác phụ họa.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt
- Thực hành âm nhạc
- Hiểu biết âm nhạc
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên.
- Soạn bài, SGK, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT, KN.
- Nhạc cụ.
- Đàn và hát thuần thục bài hát, bài TĐN
- Tranh các loại nhạc cụ (nếu có).
- Âm thanh của một số nhạc cụ (băng nhạc).
- Máy chiếu.
2. Học sinh
- Thuộc thuần thục bài hát và đọc, ghép lời chính xác bài TĐN số 5.
- Sưu tầm tư liệu về các nhạc cụ dân tộc phổ biến..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b. Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Cho hs hát 1 bài hát tập thể
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HĐ 1. Ôn tập bài hát Đi cấy (8p)
a.Mục tiêu: HS hát thuần thực bài hát Đi Cấy
b.Nội dung: GV hướng dẫn HS hát
c.Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng - Mẫu âm
- GV đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện. - G chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát - Gv nghe và sửa sai cho HS - Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát) + Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát. * GV hướng dẫn trò chơi “Nghe thấu hát tài” - Gv đàn bất kì câu hhạc nào, hoặc chỉ vài tiết nhạc, yêu cầu HS đoán đúng tiết nhạc, câu nhạc đó bằng cách hát đúng câu hát đó lên. - Gọi nhóm HS lên biểu diễn trên bảng kết hợp vận động theo nhịp C. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện thanh - Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS hát bài hát kết hợp vận động 1 số động tác. - HS nhận xét cách biểu diễn của hs Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét đánh giá cách trình bày của hs. - Gv đánh giá cho điểm - Chốt kiến thứC. |
1. Ôn tập bài hát: Đi cấy.
|
HĐ2. Ôn tập TĐN số 5 (8p)
a. Mục tiêu: HS biết đọc TĐN số 5
b. Nội dung: GV dạy HS hát
c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv đàn, HS đọc cao độ gam Đô trưởng. - Gọi 1,2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN. - GV đàn giai điệu bài TĐN số 5. - Gv đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 5. - Gv nghe và sửa sai cho HS. - Gv kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét, Gv đánh giá cho điểm. - Gv hát cho HS nghe bài hát Ca ngợi Tổ quốc để HS ghi nhớ về giai điệu bài TĐN. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện hát theo nhóm theo hướng dẫn của gv. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS đọc và ghép lời bài TĐN số 5. - HS nhận xét cách đọc của bạn. Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét, góp ý, bổ sung kiến thức. |
2. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
|
HĐ 3. Tìm hiểu về một số nhạc cụ dân tộc (14p)
a. Mục tiêu: HS biết được một số nhạc cụ dân tộc
b. Nội dung: GV hưỡng dẫn HS
c. Sản phẩm: HS biết một số nhạc cụ dân tộc
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv cho Hs quan sát tranh một số nhạc cụ dân tộc và hướng dẫn h/s tìm hiểu theo nhóm (3-5p) + N1: Trình bày những hiểu biết của em về sáo? + N2: Trình bày hiểu biết của em về câu tạo của cây đàn bầu ? + N3: Trình bày những hiểu biết của em về đàn tranh? + N4: Trình bày những hiểu biết của em về đàn nhị? + N5: Trình bày những hiểu biết của em về đàn nguyệt? + N6: Trình bày những hiểu biết của em về Trống? - GV cho h/s nghe giai điệu của các loại nhạc cụ và cảm nhận. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát tranh và tìm hiểu bài - Thảo luận nhóm thống nhất kiến thức. Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả, nêu cảm nhận về âm thanh của các loại nhạc cụ. - HS nhận xét kết quả báo cáo của bạn.Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả báo cáo của h/s, góp ý, bổ sung kiến thức. - GV chốt kiến thức. |
3. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
A.Sáo
b, Đàn bầu
c, Đàn tranh
d, Đàn nhị
e, Đàn nguyệt
f, Trống
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (3-5p)
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b. Nội dung: Tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc
c. Sản phẩm: HS biết đến nhạc cụ dân tộc
d. Tổ chức thực hiện:
H: Hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc nào? Hãy kể tên và đặc điểm của loại nhạc cụ đó?
GV đàn: HS đọc nhạc- hát lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 5.
GV đàn: HS hát với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách bài hát: Đi cấy.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3-5p)
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Trình bày của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Em hãy kể thêm một số loại nhạc cụ dân tộc khác mà em biết?
HSTL: khèn, kèn lá, đàn đá, đàn T’rưng, cồng, chiêng,...
* Hướng dẫn về nhà
Chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với các loại nhạc cụ dân tộc?