Giáo án 5512 âm nhạc 6 bài: Ôn tập bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ - Nhạc lí Những thuộc tính của âm thanh. Các kí hiệu âm nhạc

Dưới đây là mẫu giáo án bài: Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ - Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh. Các kí hiệu âm nhạc được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 6. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

- Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ

- Nhạc lí: Những thuộc tính của âm thanh - Các kí hiệu âm nhạc

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS biết:

  • Hát thuộc bài Tiếng chuông và ngọn cờ và thể hiện được sắc thái, tình cảm khác nhau ở hai đoạn a và b của bài hát.
  • Những thuộc tính của âm thanh, các kí hiệu ghi cao độ trong âm nhạc.

- HS hiểu:

  • Hát đúng giai điệu lời ca của bài hát

- HS vận dụng:

  • Tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.
  • Viết được tên và vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực chuyên biệt

- Thực hành âm nhạc

- Hiểu biết âm nhạc

c. Phẩm chất

 -  Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

  • Soạn bài, sgk, chuẩn KTKN
  • Nhạc cụ.
  • Máy chiếu, loa.

2. Học sinh

  • SGK, đồ dùng học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b. Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV

c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ

d. Tổ chức thực hiện:

GV: Cho hs hát 1 bài hát tập thể

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (30p)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

HĐ 1. Ôn tập bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ (15p)

a. Mục tiêu: Tìm hiểu môn học âm nhạc ở trường THCS

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

c. Sản phẩm: HS lắng nghe và làm theo GV

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đàn mẫu âm cho học sinh luyện thanh.

- Cho HS nghe lại bài hát 1 lần.

- GV yêu cầu học sinh hát lại bài hát theo đàn đệm

- Hướng dẫn học sinh hát đúng sắc thái của bài hát: Đoạn 1 hát với tính chất nhẹ nhàng và mềm mại hơn so với đoạn 2.

- GV hướng dẫn HS hát và vỗ tay theo phách.

- GV đánh nhịp khi học sinh hát để giữ nhịp cho học sinh

- GV hướng dẫn các động tác biểu diễn kèm theo sau đó cho học sinh thực hiện.

- GV đàn giai điệu 1 vài câu hát và cho HS đoán xem đó là câu hát nào trong bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.

- GV tiến hành kiểm tra cá nhân, nhóm học sinh lên thể hiện bài hát. Sau khi HS hát GV nhận xét và cho điểm biểu dương nếu học sinh hát tốt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe và thực hiện theo hướng dẫn của gv.

- HS cả lớp thực hiện.

- Rèn kĩ năng thể hiện bài hát theo đúng sắc thái, hát kết hợp với gõ phách.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Cá nhân, nhóm HS thể hiện bài hát.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Gv nhận xét kết quả thực hiện ôn tập của hs

- Gv chốt kiến thức mục 1.

Chúng ta vừa ôn xong bài hát và đã biết cách hát bài hát thật đúng và hay. Về nhà các em luyện tập thêm, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang nội dung thứ 2 của bài học .

1. Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ.

 

HĐ2. Tìm hiểu về những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc. (15p)

a. Mục tiêu: Học về những thuộc tính của âm thanh và các kí hiệu âm nhạc.

b. Nội dung: GV dạy HS hát

c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát SGK

- HS thảo luận nhóm cặp đôi về những thuộc tính của âm thanh:

+ Có mấy loại âm thanh?

+ Âm thanh có mấy thuộc tính? Đó là những thuộc tính nào? 

- GV yêu cầu HS quan sát vào bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” chỉ cho HS một số nốt nhạc trong bài sau đó đàn lại các nốt nhạc đó cho HS nghe để từ đó HS có khái niệm về cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc.

+ Hãy cho biết có những tên nốt nhạc nào được sử dụng để ghi cao độ trong âm nhạc?

+ Khuông nhạc là gì?

+ Thế nào là khoá nhạc? Có mấy loại khoá nhạc?

- GV yêu cầu HS quan sát vào bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” để tìm hiểu về khuông nhạc, khóa nhạc.

- GV đàn cho HS nghe cao độ các nốt nhạc 

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát sgk.

- HS HĐ cá nhân => thảo luận theo nhóm cặp đôi => thống nhất ý kiến sau đó đại diện nhóm trả lời.

- Rèn kĩ năng hợp tác nhóm giải quyết vấn đề.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

-  HS đại diện trình bày kết quả thảo luận => nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung kiến thức.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận của h/s.

- Gv chốt kiến thức mục 2.

2. Nhạc lí:

a. Những thuộc tính của âm thanh.

+ Âm thanh không có tính nhạc

+ Âm thanh có tính nhạc: Gồm có 4 thuộc tính:

Cao độ; trường độ; cường độ và âm sắc.

 

b. Các kí hiệu âm nhạc:

* Kí hiệu ghi cao độ:

Đô - rê - mi - pha - son - la - si - (đô)

 

* Khuông nhạc:

Dòng kẻ phụ phía trên

 
   

 

 

 

 

 

 Dòng kẻ phụ phía dưới

 

* Khóa nhạc

     

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, chơi trò chơi

b. Nội dung: Hs chơi trò chơi mở khóa từ bí ẩn

c. Sản phẩm: HS hoạt động cá nhân tham gia trò chơi

d. Tổ chức thực hiện:

GV :

  • Gv cho h/s chơi trò chơi: Mở khóa từ bí ẩn
  • Gv chiếu trò chơi cho h/s quan sát và chọn câu hỏi.
  • Câu 1: Đây là từ chỉ độ cao thấp của âm thanh (cao độ)
  • Câu 2: Đây là từ chỉ độ dài, ngắn của âm thanh (trường độ)
  • Câu 3: Đây là từ chỉ độ mạnh, nhẹ của âm thanh (cường độ)
  • Câu 4: Đây là từ chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh (âm sắc)
  • Câu 5: ….gồm có 5 dòng kẻ (khuông nhạc)
  • Câu 6: Đây là nốt nhạc nằm trên dòng kẻ chính thứ nhất (nốt Mi)
  • Từ khóa: Đây là tên một môn học (âm nhạc)

HS :

  - Hoạt động cá nhân và đại diện HS lên bảng chữa bài.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục đích : Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b. Nội dung : Hs hoàn thành phiếu bài tập

c. Sản phẩm: Phiếu bài tập của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV sử dụng phiếu học tập đã kẻ sẵn khuông nhạc yêu cầu HS tập viết khoá Sol và tập tìm vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. Sau khi HS làm xong GV có thể thu và chấm và nhận xét bài của một số HS.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Em hãy sưu tầm 1 số bài hát viết ở thể loại hành khúc?

 
 

Xem thêm các bài Giáo án âm nhạc 6, hay khác:

Bộ Giáo án âm nhạc 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ