Giáo án 5512 âm nhạc 6 bài: Ôn tập bài hát Hành khúc tới trường. Ôn Tập TĐN TĐN số 4. Âm nhạc thường thức Sơ lược về dân ca Việt Nam

Dưới đây là mẫu giáo án bài: Ôn tập bài hát Hành khúc tới trường. Ôn Tập TĐN TĐN số 4. Âm nhạc thường thức Sơ lược về dân ca Việt Nam được soạn theo công văn 5512. Bài học nằm trong chương trình âm nhạc lớp 6. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết

 

  • Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường
  • Ôn Tập TĐN: TĐN số 4
  • Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết:

  • Hát thuộc bài hát Hành khúc tới trường
  • Đọc đúng cao độ và trường độ bài TĐN số 4.

- HS hiểu sơ lược về Dân ca Việt nam.

- HS vận dụng: tập hát đuổi, kết hợp vận động 1 số động tác phụ họa.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực chuyên biệt

  • Thực hành âm nhạc
  • Hiểu biết âm nhạc
  • Cảm thụ âm nhạc.

3. Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên.

  • Soạn bài, sgk.
  • Nhạc cụ.
  • Đàn và hát thuần thục bài hát, bài TĐN.
  • Giới thiệu đôi nét về dân ca Việt nam.
  • Hát một số bài dân ca của một số vùng miền tiêu biểu cho HS nghe.
  • Máy chiếu.

2. Học sinh.

  • Thuộc thuần thục bài hát và đọc, ghép lời chính xác bài TĐN số 4.
  • Sưu tầm tư liệu về Dân ca Việt Nam và một số bài dân ca tiêu biểu.

III. TIẾN HÀNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HĐ 1. Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường

a. Mục tiêu: HS biết hát bài Hành khúc tới trường

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

c. Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS luyện thanh khởi động giọng

- Mẫu âm

 

- GV đàn, làm mẫu trước, bắt nhịp HS thực hiện.

- GV chỉ huy cho HS hát hoàn chỉnh bài hát.

- Gv nghe và sửa sai cho HS

- Gv đệm đàn ho Hs hát bài hát (lưu ý sắc thái của bài hát)

+ Gv cần nhấn mạnh về nhịp, phách trước khi cho HS hát.

* GV hướng dẫn trò chơi “Nghe thấu hát tài”

- Gv đàn bất kì câu nhạc nào, hoặc chỉ vài tiết nhạc, yêu cầu HS đoán đúng tiết nhạc, câu nhạc đó bằng cách hát đúng câu hát đó lên.

- Gọi nhóm HS lên biểu diễn trên bảng kết hợp vận động theo nhịp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS luyện thanh.

- Thực hiện ôn tập theo Gv hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS xung phong trình diễn bài bát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

- HS nhận xét, đánh giá cách trình bày của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.  

I. Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường.

Nhạc : Pháp

Lới việt : Phan trần Bảng – Lê Minh Châu

 

HĐ2. Ôn tập TĐN số 4

a. Mục tiêu: HS cả lớp đọc thuần thục bài TĐN kết hợp ghép lời ca và gõ đệm.

b. Nội dung: GV dạy HS hát

c. Sản phẩm: HS trình bày bài hát

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Gv đàn , HS đọc cao độ gam Đô trưởng.

- Gọi 1-2 HS gõ lại tiết tấu bài TĐN.

- G đàn giai điệu bài TĐN số 4.

- Gv đàn, HS đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN số 4

- Gv nghe và sửa sai cho HS.

- Gv kiểm tra HS đọc và ghép lời kết hợp gõ phách - gọi HS khác nhận xét.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thang âm

- HS thực hiện ôn tập theo giáo viên hướng dẫn

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- HS cả lớp đọc thuần thục bài TĐN kết hợp ghép lời ca và gõ đệm.

- HS nghe, nhận xét, góp ý, sửa sai cho bạn.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét phần hoạt động của HS.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hoạt động âm nhạc.

II. Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4

 

HĐ 3: Tìm hiểu sơ lược về dân ca Việt Nam

a. Mục tiêu: Hiểu sơ lược về dân ca Việt Nam

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược về dân ca Việt Nam .

c. Sản phẩm: HS nắm bắt được kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giới thiệu về Dân ca Việt nam           

- Gv cho Hs đọc SGK.

+ Em hiểu thề nào là dân ca?               

- Gv bổ sung : Dân ca mỗi nước, mỗi dân tộc, mỗi vùng miền đều có âm điệu, phong cách riêng biệt...........tùy thuộc vào hoàn cảnh sống, vị trí địa lí, ngôn ngữ mà dân ca được hình thành rồi phát triển........

+ Dân ca Việt nam cố đặc điểm gì?

- Gv củng cố về những nét cơ bản của dân ca VN cho HS ghi nhớ.

+ Một số làn điệu dân ca tiêu biểu:

- Lí kéo chài (Dân ca Nam bộ)

- Hò ba lí (Dân ca Quảng nam)          

- Lí cây đa (Dân ca QH Bắc Ninh)…

- Gv hát một số làn điệu cho HS nghe và yêu cầu HS cảm nhận về nết đặc trưng của dân ca mỗi vùng miền ( Gv gợi ý).

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và tìm hiểu theo y/c của gv.

Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận

- Nhận biết, trình bày được vài nét về Dân ca Việt Nam

- HS nhận xét

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, việc thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

- GV chốt kiến thức.

-> Qua nội dung này hình thành cho HS năng lực hiểu biết, cảm thụ âm nhạc.

III. Âm nhạc thường thức: Sơ lược về Dân ca Viêt Nam

- Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác, không rõ tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác.

-  VN là một quốc gia đa dan tộc với nền văn hoá lâu đời, do đó dân ca VN phong phú, đa dạng bao gồm dân ca nhiều vùng miền, nhiều thể loại………

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3-5p)

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Tìm hiểu về một số bài hát dân ca

c. Sản phẩm: Trình bày của HS

d. Tổ chức thực hiện:

  • Kể tên các thể loại dân ca Việt Nam?
  • Dân ca Việt Nam gồm nhiều thể loại như:
  • Dân ca Quan họ ở Bắc Ninh.
  • Hát Xoan ở Phú Thọ.
  • Hát Ví, hát Trống quân ở nhiều làng quê Bắc Bộ.
  • Hát Dụ ở Hà Tây.
  • Kể tên một số bài dân ca mà em biết?
  • Có thể kể đến dân ca các dân tộc - các vùng miền trên đất nước Việt Nam: Inh lả ơi, Xòe hoa, Ngày mùa vui, Múa vui (Dân ca Thái), Hát ví (Dân ca Mường), Mưa rơi (Dân ca Xá), Cò lả (Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ), Bèo dạt mây trôi (Dân ca Đồng Bằng Bắc Bộ), Trống cơm (Dân ca quan họ Bắc Ninh), Xe chỉ luồn kim (Dân ca quan họ Bắc Ninh), Đi cấy (Dân ca Thanh Hóa), Hò ba lí (Dân ca Quảng Nam), Đi cắt lúa, Hát mừng (Dân ca Hrê- Tây Nguyên), Lí cây xanh, Ru con (Dân ca Nam Bộ), Lí cây bông (Dân ca Nam Bộ), Lí dĩa bánh bò (Dân ca Nam Bộ), Cùng múa vui (Dân ca Ê- đê), Bạn ơi lắng nghe (Dân ca Ba- Na), Ru em (Dân ca Xơ- Đăng)

Hãy hát một bài dân ca mà em yêu thích nhất ?

* Hướng dẫn về nhà

  • Vì  sao chúng ta phải trân trọng - giữ gìn các làn điệu dân ca Việt Nam?

 

Xem thêm các bài Giáo án âm nhạc 6, hay khác:

Bộ Giáo án âm nhạc 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ