Bài 4: Học hát: Bài Đi cấy
Dân ca Thanh hoá
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết:
- Bài Đi cấy là một bài dân ca Thanh Hóa, trích trong Tổ khúc múa đèn.
- HS hát đúng điệu, lời ca của bài hát.
- HS hiểu: một vài nét về địa phương Thanh Hóa.
- HS vận dụng: giải quyết một số bài tập và biết cách thể hiện bài hát với sắc thái tình cảm của bài hát.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.
b. Năng lực chuyên biệt
- Thực hành âm nhạc
- Hiểu biết âm nhạc
3. Phẩm chất
- Yêu gia đình, quê hương, đất nước
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Soạn bài, sgk, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT,KN.
- Tranh ảnh về cảnh gặt mùa
- Đàn phím điện tử.
- Tập chỉ huy bài hát với đàn.
- Sưu tầm một số bài hát được viết dựa theo một số làn điệu dân ca cho HS nghe.
- Máy chiếu.
2. Học sinh
- Tìm hiểu nội dung bài hát.
- Sưu tầm một số bài dân ca đơn giản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
b. Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện:
GV: Cho hs hát 1 bài hát tập thể
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Học hát Đi cấy
a. Mục tiêu: HS học hát được bài Đi cấy
b. Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV
c. Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập * Giới thiệu bài hát: - Cho HS quan sát một số tranh ảnh sưu tầm được về cảnh gặt mùa. - Đi cấy là bài dân ca đặc trưng của vùng Thanh Hoá. Trong đó phản ánh chân thực cảnh bà con nhân dân tấp lập vào vụ cấy ở đó có ánh trăng, ngọn đèn… - GV cho h/s thảo luận nhóm bàn (5p) + Gv phát phiếu học tập:
+ Hs làm vào phiếu học tập và chấm chéo nhóm. + Gv đưa thang điểm để h/s nhận xét và chấm chéo. - Gv cho h/s luyện thanh. - Gv tiến hành dạy bài hát: + H/s đọc lời ca. + Cho h/s cảm nhận về lời ca - Hướng dẫn h/s hát từng câu theo lối móc xích: + GV đàn câu 1: gọi h/s hát lại -> cả lớp cùng hát. + Đàn câu 2: gọi 1 h/s hát lại, sau đó cả lớp cùng hát. + Ghép câu 1 + 2: h/s hát. - Dạy tương tự với các câu sau. - Gv ghép toàn bài: h/s hát và kết hợp gõ phách bài hát. - Cho h/s thực hiện theo nhóm: + N1: hát câu 1,3. + N2: hát câu 2,4. Cả lớp hát đoạn 2. - Gv gọi 1,2 h/s hát lại bài hát kết hợp vận động 1 số động tác. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs quan sát bản nhạc, nghiên cứu tài liệu. - Hs làm việc cá nhân => thảo luận nhóm bàn, thống nhất ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. - Hs hát bài hát theo nhóm, cá nhân, song ca. - Đại diện cá nhân khác nhận xét, bổ sung và đi đến thống nhất kiến thức. Bước 4: Kết luận, nhận định - Gv nhận xét kết quả báo cáo, cách đọc bài của h/s, góp ý, bổ sung. - Gv chốt kiến thức. |
* Học hát: Đi cấy 1. Tìm hiểu bài a. Tác giả
b. Tác phẩm - Nhịp - Kí hiệu: + Dấu: luyến, dấu nối, dấu hoa mĩ, chấm dôi, dấu nghỉ tự do, dấu lặng đơn, dấu # - Chia câu: 4 câu
2. Học hát
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.
b. Nội dung: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
c. Sản phẩm: HS biết thể hiện bài hát
d. Tổ chức thực hiện:
- Đàn: HS hát đối đáp kết hợp gõ phách.
- Nam hát câu 1: Lên chùa bẻ một cành …….đi cấy sáng trăng.
- Nữ hát câu 2: Ba bốn cô có hẹn cùng….có bạn cùng chăng.
- Cả lớp hát câu 3 và câu 4: Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm, chơi trăng ngoài thềm ý rằng cầu cho. Cầu cho trong ấm, êm êm lại ngoài êm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
b. Nội dung: Hs trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Trình bày của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Nội dung bài hát nói về vấn đề gì?
HSTL: Đây là bài hát được trích trong “Tổ khúc múa đèn” nói lên cuộc sống vất vả của ông cha ta ngày xưa phải “Ăn cơm bằng đèn” dầu, nói lên công việc lao động đi cấy ban đêm có trăng sáng cho kịp thời vụ, vì vậy họ luôn cầu mong cho cuộc sống ấm êm - hạnh phúc.
GV: Mỗi làn điệu dân ca đều mang một bản sắc riêng góp phần tạo nên dân ca phong phú và đa dạng.
* Hướng dẫn vè nhà
Bản thân em cần phải làm gì để phát triển dân ca?