Giáo án Âm nhạc 6 Kết nối tri thức

Giáo án âm nhạc 6 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

CHỦ ĐỀ 5: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG

TIẾT 19:

  • Học hát bài: Mưa rơi
  • Nghe nhạc: Bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mừng hội hoa bông
  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:
  • HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Mưa rơi
  1. Năng lực

- Năng lực chung:  năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Năng lực đặc thù:

  • Hát có biểu cảm và biết hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hát kết hợp nhạc cụ gõ đẹm
  • Cá nhân hoặc nhóm biết xây dựng ý tưởng sáng tạo khi trình diễn bài hát
  • Cảm nhận được nét giai điệu dân ca miền núi qua bài Mưa rơi
  • Biết thể hiện cảm xúc khi nghe giai điệu của bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Cảm nhận được màu sắc âm nhạc dân gian qua bản hòa tấu.
  1. Phẩm chất:
  • Qua nội dung của bài học, giáo dục HS thêm yêu quê hương đất nước, yêu những làn điệu dân ca của Việt Nam. Từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy các làn điệu dân ca trong đời sống
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  GSV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe- nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 - HS:  GSK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước xuất xứ bài dân ca Mưa rơi và một số thông tin khác phục vụ cho tiết học

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: HS xem clip
  4. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
  5. Tổ chức thực hiện:

-: Giáo viên mở bài hát Mưa tơi, Hs nghe và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát. Từ đó, Gv dẫn dắt vào bài học

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Học hát Mưa rơi

  1. Mục tiêu: HS nghe bài hát và cảm nhận được nhịp điệu
  2. Nội dung: HS nghe bài hát Mưa rơi
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

NV1: Hát mẫu, cảm thụ âm nhạc:

+       GV hát mẫu hoặc bật nhạc bài hát cho HS nghe để cảm nhận

+       Hướng dẫn học sinh vỗ tay theo phách theo đúng nhịp điệu

NV2: Giới thiệu xuất xứ, nội dung bài hát

-         Yêu cầu HS trình bày tìm hiểu về xuất xứ, nội dung bài hát :

1. Bài hát của dân tộc nào? Dân tộc đó thuộc vùng miền nào của Việt Nam?

2. Lời ca bài hát nói về những điều gì?

3. Hãy nêu những hình ảnh gây ấn tượng trong một số câu hát trong bàu

NV3: Khởi động giọng

GV hướng dẫn HS khởi động giọng bằng mẫu âm có cao độ các nốt C, D, E, G, A

NV4: Dạy hát:

- GV hát mẫu câu đầu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp

- GV hướng dẫn HS hát từng câu, hát kết nối các câu, ghép đoạn 1,2 và hoàn thiện cả bài

- Tập hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhấn trọng âm vào đầu phách mạnh.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Cá nhân/ nhóm HS tìm hiểu nội dung bài hát, tác giả trong SGK, lắng nghe nhịp điệu

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+       Gọi 1 số học sinh lên bảng thực hành vỗ tay theo đúng nhịp nhạc

+       HS xung phong phát biểu tìm hiểu về tác giả và bài hát

+       GV gọi các nhóm/ cá nhân thể hiện bài hát trước lớp, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ GV phát hiện lỗi sai, hát mẫu cho HS những tiếng hát có dấu hoa mĩ: tươi, tiếng hát có dấu luyến: trên, gió, bay, bao, trai,... ; hát đúng những câu hát có tiết tấu đảo phách như: gáy, múa vui; Hát ngân đủ trường độ tiếng hát có dấu nối: vui, no

1. Hát

a. Học hát:

Hát theo mẫu :

 

Kết hợp vận động cơ thể ( vỗ tay, dậm chân, vỗ đùi,…):

b. Tác phẩm

 1. Bài Mưa rơi là bài dân ca của một dân tộc ít người – dân tộc Khơ –mú. Dân tộc này sinh sống ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc, nhưng tập trung chủ yêu ở tỉnh Yên Bái. Ngoài tên gọi Khơ – mú, dân tộc này có những tên gọi khác như Xá, Xá Cẩu..

2. Lời ca của bài hát nói về thiên nhiên tươi đẹp, về cuộc sống thanh bình của quê hương và đồng bào dân tộc ở miền núi phía Bắc của Tổ quốc Việt Nam

3. Hình ảnh búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung runh theo gió, đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy,..)

c. Hát theo các hình thức:

Nối tiếp:

Nhóm 1: Mưa rơi cho cây tốt tươi... tung cánh bay vờn

Nhóm 2: Bên nương ríu rít tiếng cười ... cùng múa vui

Hòa giọng: Con đường học trò… tuổi tác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2 : Nghe bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc : Mừng hội hoa bông

  1. Mục tiêu : HS nghe nhạc và cảm nhận âm nhạc
  2. Nội dung: Nghe bản hoa tấu và trả lời một số câu hỏi
  3. Sản phẩm : HS cảm nhận giai điệu và âm sắc, âm thanh của các loại nhạc cụ
  4. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

NV1: GV nhắc học sinh nghe nhạc

+       GV cho HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc gõ đệm nhẹ nhàng theo nhịp điệu bản hòa tấu

NV2: Lắng nghe và thể hiện cảm xúc

-Gv gợi ý cho Hs nghe lại bản hòa tấu và thể hiện cảm xúc của mình bằng một trong hai hoạt động:

+ Hãy tưởng tượng ra các khung cảnh có sự vật, sự viêc và con người khi nghe bản hòa tấu và vẽ một bức tranh minh họa

+ Tìm kiếm một vài động tác phù hợp theo nhịp điệu của bản hòa tấu

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+       HS lắng nghe, thư giãn cảm nhận

+       HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi một số HS trình bày

- Bước 4: Kết luận, nhận định:

+ HS tiếp nhận câu trả lời của hs và trả lời những thắc mắc hs đưa ra ( nếu có)

2. Nghe nhạc

HS hiểu và cảm nhận được về giai điệu của bản hòa tấu nhạc cụ dân tộc Mừng hội hoa bông.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh luyện tập bài hát theo nhóm
  3. Nội dung : HS nghe những lời nhận xét của giáo viên và vận dụng hát theo các hình thức mà GV yêu cầu
  4. Sản phẩm : HS hát đúng theo nhịp và trình bày tốt
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Hát theo hình thức hát nối tiếp

- Cử 1 Hs chủ động chia nhóm, chia đoạn ôn tập hát nối tiếp

- Các nhóm luyện tập bài hát theo hình thức trên. Hỗ trợ HS tập hát chính xác

- gọi 1-2 nhóm lên biểu diễn. HS nhận xét cho nhau

- Gv nhận xét, đánh giá, góp ý cho phần biểu diễn của các nhóm

  1. Trả lời câu hỏi: Bài hát Mưa rơi gợi cho em cảm xúc gì?

- Giai điệu bài hát thế nào? (Vui tươi, lạc quan, trong sáng, trữ tình)

- Lời hát có hình ảnh nào gây ấn tượng với em nhất?

- Bài hát Mưa rơi như một  bức tranh thiên nhiên sinh động. Em hãy mô tả lại bằng lời về bức tranh thiên nhiên đó

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

…………………………………………

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Đọc và tìm hiểu các nội dung Bài đọc nhạc số 3 và trả lời câu hỏi:

+ Đọc tên các nốt trong bài đọc nhạc

+ Trong bài đọc nhạc xuất hiện âm hình tiết tấu nào mới? Cách gõ âm hình đó như thế nào?

- Các tổ/ nhóm tìm hiểu về sáo trúc và khèn qua các nguồn tư liệu

 

TIẾT 20:

- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3

- Ôn tập bài hát : Mưa rơi

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:
  • HS đọc đúng cao đô, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 3
  1. Năng lực

- Năng lực chung:  năng lực thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc

- Năng lực đặc thù:

+ Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu Bài đọc nhạc số 3 kết hợp với gõ đệm, đánh nhịp 2/4

+ Thể hiện đúng tính chất dân ca của Bài đọc nhạc số 3

  1. Phẩm chất:
  • Qua bài đọc nhạc số 3. HS thêm yêu mến các làn điệu dân ca Việt Nam
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:  GSV, đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ, phương tiện nghe- nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy

2 - HS:  GSK âm nhạc 6, nhạc cụ gõ. Tìm hiểu trước Bài đọc nhạc số 3, khèn và sáo trúc

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới
  3. Nội dung: HS lắng nghe giai điệu và chơi trò chơi
  4. Sản phẩm: HS thực hiện theo yêu cầu của GV
  5. Tổ chức thực hiện:

GV cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh tay hơn”

  • Luật chơi: Chia 3 đội, mỗi đội cử một bạn đại diện tham gia phần chơi ghi tên nốt nhạc trên khuông nhạc có sẵn. Khi GV đọc tên và hình nốt nhạc nào thì HS có nhiệm vụ ghi đúng tên và hình nốt đó trên khuông. (Ví dụ La đơn, Son tròn, Mi trắng,..). Đội nào ghi nhanh và chính xác nhất, đội đó giành chiến thắng

Từ đó, dẫn dắt vào bài:

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( Khám phá)

Hoạt động 1: Đọc nhạc

  1. Mục tiêu: HS đọc được bài đọc nhạc số 3 thông qua trả lời một số câu hỏi
  2. Nội dung: HS luyện đọc cao độ, luyện tập tiết tấu và luyện tập bài đọc nhạc số 3
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV hướng dẫn học sinh khai thác bài bằng hệ thống câu hỏi:

-         Bài đọc nhạc viết ở nhịp gì? Nhắc lại khái niệm đó

-         Bài đọc nhạc có tiết tấu gì mới và cách gõ đệm tiết tấu đó như thế nào?

-         Nêu tên các nốt nhạc có trong bài

-         Nhận xét âm hình tiết tấu của 4 khuông nhạc?

a. Luyện đọc cao độ

- GV đàn và bắt nhịp

 b. Luyện tập tiết tấu

- GV cùng học sinh vỗ tay kết hơp đọc mẫu hình tiết tấu.

c. Luyện tập bài đọc nhạc số 3

- GV đàn giai điệu bài đọc nhạc 1 lần

- GV hỗ trợ HS chia câu và thống nhất chia câu cùng HS

+ Câu 1: ô nhịp 1,2,3,4

+ Câu 2: ô nhịp 5,6,7,8

+ Câu 3: Ô nhịp 9,10,11,12

+ Câu 4: Ô nhịp 13, 14, 15, 16

-         GV đàn câu 1, bắt nhịp HS đọc nhạc cùng đàn ( 2 lần)

-         Tiếp tục làm theo trình tự trên đế hết bài và ghép đôi cả bài

-         GV đệm cho học sinh đọc hoàn thiện cả bài

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-         HS trả lời câu hỏi

-         HS quan sát và tập đọc cao độ theo SGK

-         HS quan sát âm hình và tự vỗ tay, gõ đệm theo âm hình tiết tấu trong SGK

-         HS quan sát, lắng nghe và làm theo giáo viên

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

-         Các nhóm nhận xét, bổ sung kiến thức cho nhau

Bước 4: Kết luận, nhận định

-         GV quan sát HS làm, sửa sai ( nếu có)

 

 

 

 

 

a.Tiết tấu đen chấm đôi

b.     Đô, Rê, Mi, Son, La

c.  Cùng chung âm hình tiết tấu

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh đọc được nhạc và viết lời cho bài đọc nhạc số 3
  3. Nội dung : HS tham gia đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp, ôn tập lại bài hát Mưa rơi
  4. Sản phẩm : HS thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp
  7. Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.

- Hoạt động này tiến hành theo trình tự các bước như đã thực luộn ở CĐ.

  1. Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4

- Hoạt động này tiến hành theo trình tự các bước như đã thực hiện ở CĐ1

  1. Đặt lời cho Bài đọc nhạc số 3 theo chủ để Giai điệu quê hương

- GV đặt lời mới cho Bản đọc nhạc số 3 theo chủ đề Giai điệu quê hương, giới thiệu và hát giai điệu lời mới cho cả lớp nghe (nếu có, tủy vào năng lực và không bắt buộc)

- Khuyến khích và gợi ÿ vẻ ý tưởng cho HS tham gia đặt lới Bài đọc nhạc số 3 theo cá nhân hoặc nhóm (Trinh bảy vào tiết 4 Vận dụng — Sáng tạo của chú đề).

*Gợi ý về ý tưởng đặt lời cho giai điệu:

- Cách 1: Tiên hành viết lời trước, sau đó dựa vào giai điệu đề ghép lời sao cho phù hợp nét nhạc.

- Cách 2: HS có thể đựa vào giai điệu để ứng tác lời (Dựa trên các ý tướng miêu tả như một dòng sông, con đò, con đường làng, những nhà mái ngói,.., những em học sinh cắp sách đến trưởng,...).

VD lời hát: Trời sáng trong, cây rừng mùa xuân thay lá...

  1. Ôn tập bài hát: Mưa rơi

- Hát kết hợp nhạc cụ gõ đệm

- HS phân chia nhóm theo năng lực cá nhân

Xem thêm các bài Giáo án âm nhạc 6, hay khác:

Bộ Giáo án âm nhạc 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ