Bài 19. THỰC HÀNH
VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH SỰ PHÂN HÓA VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận xét và hiểu được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Giải thích được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
2. Kĩ năng
- Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu.
- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
3. Thái độ
- Hiểu được vì sao giữa các vùng miền có sự chênh lệch thu nhập lớn để rút ra kinh nghiệm phát triển cho bản thân và có tinh thần học tập tốt, rèn luyện tốt để chung tay xây dựng quê hương, đất nước.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng vùng
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV gọi 3 HS lên bảng; giao nhiệm vụ cần thực hiện để lấy điểm:
HS1: ghi nhanh tên 7 vùng kinh tế nước ta.
HS2: xếp thứ tự phát triển kinh tế của 7 vùng
HS3: xếp thứ tự thu nhập bình quân đầu người của 7 vùng kinh tế (theo suy luận của bản thân).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo thời gian qui định: mỗi HS có 2 phút hoàn thành nhiệm vụ; HS 2 và HS 3 làm việc sau khi GV đã chỉnh sửa bài làm của HS1.
Bước 3: GV nhận xét khi hết giờ, chốt kiến thức, vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bq đầu người/ tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004.
1. Mục tiêu: Vẽ biểu đồ và phân tích bảng số liệu.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu.
5. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu, yêu cầu và kiến thức đã học hãy xác định loại biểu đồ thích hợp và nêu cách vẽ.
- HS dựa vào bảng số liệu, yêu cầu và kiến thức đã học hãy xác định loại biểu đồ thích hợp và nêu cách vẽ.
- GV hướng dẫn HS vẽ. Sau đó gọi một số HS lên vẽ trên bảng.
- HS nghe, vẽ biểu đồ và kiểm tra, so sánh kết quả trên bảng.
- GV nhận xét, và treo biểu đồ vẽ sẵn để chuẩn kĩ năng. 1. Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bq đầu người/ tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004.
* Chọn biểu đồ hình cột
* Vẽ biểu đồ;
- Trục tung: giá trị là nghìn đồng, chia giá trị đến 500 nghìn đồng.
- Trục hoành: ghi vùng.
- Có ghi chú.- Vẽ chính xác, thẩm mỹ.
Hoạt động 2: So sánh và nhận xét thu nhập bq đầu người/ tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004.
1. Mục tiêu:
- Nhận biết được sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.
- Biết một số nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt đó.
- So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/Cá nhân
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng số liệu.
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp.
- GV yêu cầu HS quan sát vào bảng 19, và biểu đồ để so sánh và nhận xét mức thu nhập bq đầu người/ tháng giữa các vùng qua các năm.
- HS quan sát vào bảng 19, và biểu đồ để so sánh và nhận xét.
- GV chuẩn kiến thức. 2. So sánh và nhận xét.
. - Nhìn chung, thu nhập bình quân trên đầu người/tháng, giữa các vùng của nước ta có sự phân hóa rõ rệt, thể hiện sự chênh lệch lớn giữa các vùng.
+ Vùng có thu nhập bình quân trên người/tháng cao nhất là Đông Nam Bộ với 833 nghìn/người/ tháng, cao gần gấp 2 lần so với mức chung của cả nước, cao hơn nhiều lần so với các vùng còn lại. Đồng Bằng Sông Hồng có mức thu nhập bình quân trên người/ tháng đứng thứ 2 cả nước và cao hơn mức bình quân cả nước (488.2 nghìn/người/tháng).
+ Vùng có mức thu nhập bình quân trên người/tháng thấp nhất là Tây Bắc (265.7 nghìn/người/ tháng, Bắc Trung Bộ (317.1 nghìn/người/ tháng).
+ Các vùng có mức thu nhập bình quân người/tháng gần bằng mức chung cả nước là Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long với mức thu nhập bình quân trên người là 414.9 và 471.1 nghìn/người/tháng.
Sự phân hóa thu nhập bình quân trên người/tháng ở các vùng nước ta có sự phân hóa rõ rệt là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố như trình độ phát triển của vùng, cơ cấu ngành, lao động, việc làm, điều kiện sống, văn hóa, xã hội…
- Mức thu nhập bình quân của các vùng đều tăng (trừ Tây Nguyên giảm ở giai đoạn 1990 – 2002) nhưng tốc độ tăng không đều (dẫn chứng)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Dựa vào bảng 19 SGK Địa lí 12, chọn câu trả lời đúng các câu sau:
Câu 1: Năm 1999 những vùng nào có thu nhập bình quân cao hơn thu nhập bình quân của cả nước?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Câu 2: Thứ tự từ cao xuống thấp của 3 vùng có thu nhập bình quân cao nhất năm 1999 là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
C. Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Vùng luôn có vị trí số 1 về thu nhập bình quân đầu người là:
A. Đồng bằng sông Hồng C. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 4: Từ năm 1999 đến năm 2004 , vùng nào có thu nhập bình quân đầu người giảm sau đó lại tăng?
A. Đông Bắc C. Tây Nguyên B. Tây Bắc D. Đồng bằng sông Cửu Long.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hoàn thiện biểu đồ nếu vẽ chưa xong.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Tìm trước các số liệu mới cho bài 20.
- Tìm hiểu đô thi hóa ở Việt Nam.