Giáo án địa lý 12 bài 18: Đô thị hóa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 18: Đô thị hóa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 18. ĐÔ THỊ HOÁ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.
- Phân tích được những tác động của đô thị hóa đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
- Trình bày được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ phân bố dân cư và ALĐL VN trang 15 để nhận xét, so sánh sự phân bố các đô thị, xác định tên các đô thị ở nước ta.
- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về tỉ lệ dân đô thị, số dân đô thị giữa các vùng trên cả nước.
- Khai thác bảng số liệu, biểu đồ và hình ảnh để nêu được ảnh hưởng của đô thị hóa đến KT-XH và môi trường.
3. Định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, tính toán,giao tiếp, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt: năng lực tính toán: sử dụng số liệu thống kê; sử dụng bản đồ, hình ảnh; tư duy tổng hợp theo lãnh thổ...
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ Dân cư Việt Nam, Atlát địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta.
2. Chuẩn bị của học sinh
Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như: chuẩn bị tài liệu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm, hoạt động cặp đôi/nhóm.
- Yêu cầu: Xem video hãy:
+ Nêu những thông tin mà em thu thập được về vấn đề đô thị hóa ở nước ta mà đoạn video đề cập đến?
+ Ngoài những thông tin đoạn video mang đến, hãy nêu những hiểu biết của bản thân về vấn đô thị hóa ở nước ta?
Bước 2: Học sinh xem video, thảo luận cặp đôi, ghi chép nhanh thông tin vào giấy nháp trong thời gian 2 phút
Bước 3: GV gọi đại diện các cặp/nhóm báo cáo vòng tròn theo thứ tự và tính điểm. Không báo cáo nội dung các nhóm khác đã báo cáo. GV ghi nhanh thông tin lên bảng.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá hoạt động của các nhóm.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA (20 phút)
1. Mục tiêu
- HS trình bày và hiểu được một số đặc điểm quá trình đô thị hóa.
- Có kỹ năng phân tích bảng số liệu để phục vụ bài học.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm
- Hình thức: nhóm nhỏ.
3. Phương tiện
SGK, vở ghi, BSL đã chuẩn bị sẵn.
4. Tiến trình hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (4-5HS/nhóm), giao nhiệm vụ. (GV có thể chiếu nhiệm vụ lên bảng chiếu hoặc in phiếu học tập)
* Nhóm 1-2: Dựa vào SGK, vốn hiểu biết hãy:
- Nêu đặc điểm cơ bản nhất của quá trình đô thị hóa nước ta qua các giai đoạn (thời phong kiến, pháp thuộc, 1945-1954, 1954-1975, 1975 đến nay)
- Rút ra nhận xét về quá trình đô thị hóa của nước ta? Nguyên nhân?
* Nhóm 3-4: Dựa vào SGK, bảng số liệu 18,1 (GV có thể chuẩn bị bảng số liệu mới) vốn hiểu biết hãy:
- Nêu những dẫn chứng để chứng minh trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp? Giải thích nguyên nhân?
* Nhóm 5-6: Dựa vào bảng 18.1 SGK và hiểu biết:
- Nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong giai đoạn 1990 – 2005?
- Tỉ lệ dân thành thị tăng phản ánh điều gì?
* Nhóm 7-8: Dựa vào bảng 18.2 SGK, và át lát địa lí VN trang 15 hãy:
- Nhận xét về sự phân bố số lượng đô thị và số dân đô thị giữa các vùng?
- Từ bảng số liệu trên hãy cho biết hiện nay vùng nào của nước ta có trình độ đô thị hóa cao nhất? Tại sao?
Bước 2: Học sinh thảo luận nhóm trong thời gian 4 phút. GV quan sát, hỗ trợ HS.
Bước 3: Các nhóm đại diện trình bày.
- GV cho đại diện một trong hai nhóm báo cáo và bốc thăm ngẫu nhiên thành viên của nhóm trình bày.
- Nhóm khác phản biện và bổ sung. GV chốt kiến thức. 1. Đặc điểm quá trình đô thị hóa
a. Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ đô thị hóa thấp.
- Diễn ra chậm:
+ Đô thị nước ta xuất hiện từ rất sớm (thế kỷ III trước Công nguyên đã có đô thị đầu tiên – thành Cổ Loa).
+ Đến năm 2005: dân thành thị nước ta mới chiếm 26,9 % dân số cả nước.
+ Quá trình đô thị hóa không giống nhau giữa các thời kì và có sự khác nhau giữa hai miền Bắc- Nam.
- Trình độ đô thị hóa nước ta thấp:
+ Cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống GTVT, điện, nước, …) vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Tỉ lệ dân thành thị thấp so với các nước trong khu vực.
b) Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục: Năm 1990 tỉ lệ dân thành thị đạt 19,5% đến năm 2005 đã tăng lên 26,9%
- Nguyên nhân: Kết quả của quá trình CNH – HĐH, dân cư từ nông thôn vào các thành phố, mở rộng địa giới các thành phố, thị xã….
c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
- Số lượng đô thị: Vùng có nhiều đô thị nhất (TDMNBB) gấp 3,3 lần vùng có đô thị ít nhất (ĐNB).
- Số dân thành thị:: Cao nhất là ĐNB, thấp nhất là TDMNBB
- Số lượng thành phố còn quá ít so với số lượng đô thị , đa số đô thị nhỏ
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ (7 phút)
1. Mục tiêu
- Học sinh trình bày được một số đặc điểm mạng lưới đô thị.
- Có kỹ năng đọc Atlat xác định tên các đô thị khác nhau.
- HS rèn kỹ năng hợp tác, phản ứng nhanh, liên hệ thực tế địa phương…
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
- Trò chơi “Tôi cần”.
- Hình thức: Nhóm
3. Phương tiện
- SGK, vở ghi, Atlat
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV đưa ra các cách phân loại và các tiêu chí để phân cấp đô thị khác nhau:
+ Dựa vào cấp quản lí
+ Dựa vào các tiêu chí tổng hợp.
+ Dựa vào qui mô dân số…
- GV hướng dẫn HS sử dụng át lát trang 15 để xác định các đô thị.
Bước 2: (Thời gian 1-2 phút)
- Yêu cầu: Vẫn chia lớp thành 4 nhóm như hoạt động 1. Yêu cầu HS các nhóm sẽ dựa vào trang 15 ALĐLVN để chơi trò chơi “Tôi cần”.
- Phổ biến cách chơi:
+ GV là người hô: “tôi cần, tôi cần”.
+ HS hô: “Cần gì, cần gì?”.
+ GV hô: VD: Cần tên của hai đô thị đặc biệt ở nước ta?
+ HS các nhóm sẽ thi nhau giơ thẻ giành quyền trả lời trước, trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai nhóm khác giành quyền trả lời..
Bước 2:
- GV sẽ hỏi các câu hỏi ngày càng đa dạng hơn, càng về sau cấp độ càng khó hơn, nhiều địa danh hơn:
- HS các nhóm dựa vào Atlat trang 15 để xác định tên các đô thị phù hợp. Cử đại diện trả lời hoặc GV có thể chỉ định thành viên ngẫu nhiên của nhóm trả lời.
Bước 4: (Thời gian: 4 phút)
- GV hỏi, các nhóm trả lời.
- GV chuẩn kiến thức. GV cử 1 thư ký ghi điểm các nhóm.
Bước 5: (Thời gian: 1 phút)
- Thư ký công bố điểm. GV nhận xét, đánh giá. Và trao “phần thưởng tinh thần bất ngờ” cho nhóm dẫn đầu, hoặc 1 “hình phạt dễ thương” cho nhóm thấp điểm
nhất.
- GV mở rộng thêm: Địa phương trường/địa phương em đang sinh sống thuộc đô thị cấp nào: Loại nào? Qui mô dân số bao nhiêu?… 2. Mạng lưới đô thị
- Dựa vào cấp quản lí: phân thành 2 loại:
+ Đô thị trực thuộc Trung ương (5 đô thị:Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ).
+ Đô thị trực thuộc tỉnh.
- Dựa vào các tiêu chí tổng hợp: phân thành 6 loại đô thị (đặc biệt, 1,2,3,4,5), trong đó 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngoài ra, còn dựa vào qui mô các điểm dân cư đô thị.
HOẠT ĐỘNG 3. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI (8 phút)
1. Mục tiêu
- HS hiểu và trình bày được ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội
- Có kỹ năng khai thác kiến thức từ bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh, liên hệ thực tế địa phương phục vụ bài học
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học.
- Đàm thoại gợi mở, khai thác kênh hình.
- Hình thức: cặp đôi/nhóm
3. Phương tiện:
- SGK, vở ghi, Atlat.
4. Tiến trình hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV chia lớp thành hai nhóm lớn, hoạt động theo cặp đôi.
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, kiến thức bản thân hãy:
+ Nhóm 1: Tìm những dẫn chứng để chứng minh đô thị hóa đem lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
+ Nhóm 2: Giải thích tại sao nói: Đô thị hóa ở nước ta cũng đem lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Bước 2: HS thảo luận theo cặp trọng thời gian 2 phút. HV quan sát.
Bước 3: GV bốc ngẫu nhiên một số cặp đại diện trình bày; HS các cặp khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức. Mở rộng thêm kiến thức.
- GV lưu ý: Nhấn mạnh mối quan hệ giữa công nghiệp hóa và đô thị hóa.
- Cho HS liên hệ thực tiễn địa phương. 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội
a. Tích cực:
+ Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
+ Đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển KT-XH của các địa phương, các vùng.
+ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tăng cường sức hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Giải quyết việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho người lao động.
b. Hạn chế:
- Làm nảy sinh các vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Việc quản lí an ninh ,trật tự xã hội, phức tạp,
- Gây sức ép đối với vấn đề việc làm, nhà ở, mỹ quan đô thị...
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán địa danh. (2 phút)
Bước 1:
- GV chiếu lên bảng hình ảnh về một số thành phố lớn được đánh số theo thứ tự 1-6.
- Nhiệm vụ: HS làm việc cá nhân, nhìn hình và ghi tên các các thành phố gắn liền với các hình ảnh đo (tên các đô thị lớn) lần lượt theo số thứ tự từ Bắc vào Nam.
Bước 2: HS làm việc cá nhân trong thời gian 1 phút.
Bước 3: GV sẽ chọn HS có kết quả nhanh nhất trình bày. Cho các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn đáp án.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hướng dẫn học tập.
- Làm các câu hỏi và bài tập trang 79 SGK và bài tập 1,2,3 trang 29,31 TBĐ
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Đọc trước nội dung bài thực hành.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.