Giáo án địa lý 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của 7 vùng nông nghiệp.
- Biết xu hướng chính trong thay đổi TCLT nông nghiệp theo các vùng.
- Phân tích và giải thích được xu hướng thay đổi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp.
2. Kĩ năng
- So sánh những điểm giống, khác nhau giữa 7 vùng nông nghiệp nước ta
- Kể tên được các vùng chuyên canh lớn, vùng trọng điểm SX LT thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của từng vùng.
- Đề xuất các hình thức tổ chức phù hợp cho nông nghiệp tại địa phương.
3. Thái độ
HS phải hiểu việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của nó như hạn chế về môi trường, trật tự xã hội …
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực học tập tại thực địa
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Giáo án+ SGK+ Chuẩn kiến thức
- Bài soạn Powerpoint (nếu có)
- Atlat Địa lý Việt Nam + Bản đồ nông nghiệp VN
- Bảng phụ hoặc giấy A3, bút lông…
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí Việt Nam
- Vở ghi hoặc giấy note + SGK + đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV tổ chức trò chơi “ LẬT MẢNH GHÉP”
+7 mảnh ghép là 7 sản phẩm chuyên môn hóa tiêu biểu tương ứng với 7 vùng nông nghiệp được sắp xếp ngẫu nhiên.
+ Trên 7 mảnh ghép đó được che bằng 7 mảnh màu và đánh số thứ tự từ 1 đến 7.
+ Mỗi số thứ tự tương ứng với 1 câu hỏi gợi mở liên quan đến hình ảnh.
* Luật chơi: GV gọi bất kỳ HS lên chọn 1 số và trả lời câu hỏi tương ứng. Trả lời đúng thì mảnh ghép mất đi và hình ảnh sẽ mở ra. Trả lời sai bị mất lượt, cứ tiếp tục cho 7 mảnh ghép được mở hết.
- Bước 2: GV tiến hành cho HS chơi.
- Bước 3: Sau khi 7 mảnh ghép được mở ra. GV tiếp tục cho HS “đoán hình nền”, 7 hình đó tương ứng thuộc vùng nào?
- Bước 4: GV đánh giá và trên cơ sở đó GV kết nối với nội dung bài mới: “Đây chính là sản phẩm CMH của các vùng NN nước ta. Thế tại sao có sự khác nhau về sản phẩm CMH giữa các vùng như thế? Liệu hôm nay chúng ta có thể giải mã được điều này không? Chúng ta cùng thử nhé”
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Các vùng nông nghiệp ở nước ta (25 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của 7 vùng NN.
- Dựa vào Atlat, kể tên được các sản phẩm chuyên môn hóa của 7 vùng NN
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trạm và phòng tranh
3. Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
Hình thành 7 nhóm chuyên gia.
Nhóm 1: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp TD và MNBB.
Nhóm 2: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp ĐBSH.
Nhóm 3: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp BTB.
Nhóm 4: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp DHNTB.
Nhóm 5: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp TN.
Nhóm 6: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp ĐNB.
Nhóm 7: Tìm hiểu về vùng nông nghiệp ĐBSCL.
- Bước 2: HS hoàn thành sản phẩm trong 5 phút theo cấu trúc
+ Điều kiện sinh thái,
+ Điều kiện KT-XH,
+ Trình độ thâm canh,
+ SP chuyên môn hóa
- Bước 3: HS dán sản phẩm lên góc lớp theo vị trí GV đã cho trước. HS chia lại nhóm, 4 nhóm tạo thành một cụm, HS ghép nhóm, di chuyển theo trạm. Mỗi trạm HS có 4 phút trình bày, hỏi đáp.
- Bước 4: Đánh giá
● HS hoàn thành bảng lớn ngẫu nhiên
● GV chuẩn bị các thông tin, cắt nhỏ với các nội dung tương ứng.
● Trong vòng 3 phút, HS hoàn thành thông tin
● GV chiếu bảng tổng kết so sánh, HS chấm chéo sản phẩm
● HS tự đánh giá và báo cáo kết quả 1. Các vùng nông nghiệp ở nước ta
(Bảng thông tin 7 vùng NN trang 107 và 108 SGK)
HOẠT ĐỘNG 2: những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được 2 xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
- Dựa vào BSL 25.2/SGK, phân tích xu hướng thay đổi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo vùng.
- Giải thích được tại sao ĐBSCL kinh tế trang trại lại phát triển nhất cả nước.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/đặt câu hỏi.
3. Phương tiện
- 4 tờ giấy A4 trắng; phiếu đánh giá cho điểm từng tổ.
- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN, BSL trong SGK
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
Hình thành 4 nhóm (4 tổ). Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi:
1. Hai hướng thay đổi chính trong tổ chức lãnh thổ NN nước ta.
2. Đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt (Mức độ tập trung và hướng phát triển? Tại sao tập trung ở đó?).
3. Tại sao kinh tế trang trại lại phát triển mạnh ở ĐBSCL?
4. Theo các em, trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kt-xh ở nông thôn có cần kết hợp giũa vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến không? Tại sao?
- Bước 2: HS tiến hành thảo luận và ghi ra giấy A4.
- Bước 3: Báo cáo kết quả.
+ GV sẽ sử dụng thẻ bài bốc thăm ngẫu nhiên. Trước hết bốc thăm tổ báo cáo, sau đó tiếp tục bốc thăm thành viên của tổ trình bày (các thành viên tự đếm số). Lưu ý: Bộ thẻ được đánh số từ 1 đến 12 để đủ số thứ tự thành viên trong một nhóm. Mỗi tổ chỉ chọn 1 câu hỏi trả lời và tổ sau không được trả lời trùng câu hỏi.
+ Sau đó, GV tiếp tục bốc thăm tổ bổ sung (nếu cần)
- Bước 4: Đánh giá. Cho các tổ tự đánh giá và cho điểm lẫn nhau 2. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta
a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:
- Tăng cường chuyên môn hóa, phát triển các vùng chuyên canh với quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hóa.
- Đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.
b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá.
- Kinh tế trang trại được phát triển từ kinh tế hộ gia đình.
- Số lượng trai trại tăng nhanh cả về số lượng và loại hình.
- Trang trại tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV trình chiếu hoặc GV vẽ 12x10 ô vuông lên bảng và nêu luật chơi.
- Bước 2: Tiến hành chơi.
GV gọi bất kỳ 1 em lên chọn 1 câu hỏi. GV đọc câu hỏi và HS trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ xuất hiện 1 từ khóa. Lần lượt mở cho đến hết và từ khóa “Chuyên môn hóa” sẽ xuất hiện. Hoặc các e có thể đoán trước từ khóa khi các ô chữ chưa lật ra.
- Bước 3: GV chốt: “Chuyên môn hóa” – đây là một trong hai hướng chính trong tổ chức lãnh thổ NN nước ta hiện nay.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Viết 1 bài giới thiệu về trang trại ở địa phương em: sản phẩm chuyên môn hóa của trang trại, quy mô, …ý nghĩa của việc phát triển trang trại đó.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Chuẩn bị bài 26- Cơ cấu ngành công nghiệp.
- Tìm các hình ảnh về các nhành công nghiệp ở nước ta.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.