Giáo án địa lý bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 36. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kể tên các tỉnh của vùng.
- Quan sát và khai thác kiến thức từ Atlat; kể tên được các cảng biển, khu kinh tế ven biển, các bãi biển ….
- Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ của vùng.
- Trình bày được những thế mạnh để phát triển kinh tế biển của vùng Nam Trung Bộ, những đặc sản đặc trưng của vùng.
- Đề xuất ra được những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng.
- Liên hệ kiến thức với môn lịch sử về việc hình thành và ý nghĩa của nhà giàn ATK
2. Kỹ năng
- Đọc và khai thác thông tin từ Atlat, bản đồ giáo khoa và các lược đồ trong bài: vị trí địa lí, các tài nguyên thiên nhiên ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Phân tích thu thập các số liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết.
3. Thái độ
- Thêm yêu quê hương, tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Xem khâm phục tấm lòng dũng cảm và hy sinh của các chiến sĩ hải quân ngoài đảo xa, có tinh thần để bảo vệ kệ vùng biển chủ quyền của tổ quốc.
4. Năng lực hình thành
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu, tri thức
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, phân tích, đề xuất giải pháp với các vấn đề thực tiễn
- Năng lực ngôn ngữ thông qua việc trình bày thông tin, phản bác, lập luận…
- Năng lực tư duy phản biện thông qua việc nghiên cứu, đánh giá vấn đề từ đó nêu lên quan điểm cá nhân, phản bác ý kiến thông qua các dẫn chứng khoa học, đáng tin cậy.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng lược đồ, sơ đồ…
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.
- At lat Địa lí Việt Nam.
- Các hình ảnh, video minh học về các thế mạnh kinh tế của vùng Duyên hải NTB
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu kiến thức hiệu quả.
- Atlat địa lí VN, nội dung thuyết trình ngắn về thành phố Nha Trang.
- Bảng con, phấn viết bảng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: Gv cung cấp clip về vùng Nam Trung Bộ (https://www.youtube.com/watch?v=d9R2XN23Rp8) và cho HS về nhà tập trước giới thiệu về vùng với vai trò là một hướng dẫn viên
- Bước 2: GV và các HS khác đánh giá kết quả làm việc của HS thuyết trình.
- Bước 3: GV điều chỉnh kiến thức nếu cần rồi vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ CỦA VÙNG.
1. Mục tiêu:
- Xác định vị trí, kể tên các tỉnh, đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí của vùng ĐBSH
2. Phương pháp dạy học:
- Khai thác tri thức qua Atlat; SGK
- Hình thức: trò chơi trả lời nhanh/ cá nhân.
3. Phương tiện: Atlat, bảng con, bút lông
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết bản thân em hãy:
+ Hãy xác định trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Vị trí đó có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng?
+ Vị trí Địa lí có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng?
+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn cơ bản của vị trí Địa lí DH-NTB
- Bước 2: Nhận xét, sử dụng bản đồ chuẩn kiến thức. 1) Vị trí địa lí và lãnh thổ:
- Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng kéo dài, hẹp ngang là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Có diện tích 44,4 nghìn km2 (trong đó có 2 quần đảo Hoàng sa và Trường sa)
- Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố.
- Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và biển Đông.
=> Thuận lợi: cho giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của vùng với các vùng và các quốc gia khác cả bằng đường bộ và đường biển.
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN.
1. Mục tiêu
- Kể tên được các bãi biển đẹp, các cảng biển lớn, khu kinh tế ven biển, tên một số đặc sản nổi tiếng của vùng.
- Trình bày được những thế mạnh về tình hình phát triển của từng ngành trong tổng hợp hợp kinh tế biển.
- Khai thác kiến thức từ Atlat và kênh hình
2. Phương pháp dạy học:
- Hoạt động nhóm chuyên gia - mảnh ghép
3. Phương tiện, tư liệu
- Phương tiện: máy chiếu, phiếu học tập
- Atlat địa lý Việt Nam
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: GV chia lớp thành 8 (12) nhóm và giao nhiệm vụ- phát phiếu học tập
● Nhóm 1,5: Tìm hiểu về nghề cá; Tại sao vùng này lại có có nghề đánh bắt xa bờ phát triển.
● Nhóm 2,6: Tìm hiểu về nghề du lịch biển. Dựa vào kiến thức thực tế hãy cho biết hạn chế về du lịch lịch của vùng Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
● Nhóm 3,7: Tìm hiểu về dịch vụ hàng hải. Tại sao vùng Nam Trung Bộ đặc biệt thuận lợi để xây dựng tất cả nước sâu?
● Nhóm 4,8: Tìm hiểu về khai thác khoáng sản. Tại sao vùng Nam Trung Bộ thuận lợi nhất nước về nghề làm muối?
- Bước 2: Vòng 1: Nhóm chuyên gia: Học sinh có 3 phút làm chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành sản phẩm là sơ đồ tư duy trên giấy A2
- Bước 3: Vòng 2: Nhóm ghép: Tùy theo số lượng học sinh chia thành 2 cụm hoặc 3 cụm. mỗi cụm 4 nhóm tương ứng với 4 nội dung được giao. Mỗi nhóm chuyên gia sẽ đếm số từ 1 đến 4. Ai chưa có số đứng lên đếm lại từ đầu. và di chuyển theo sơ đồ. Lưu ý là chỉ di chuyển trong cụm của mình. Giáo viên chiếu sơ đồ và hs có 30 giây để di chuyển về nhóm mới.
- Học sinh có 4 vòng di chuyển sản phẩm (nếu lớp chật) còn rộng thì sản phẩm của nhóm chuyên gia dán cố định trên bàn. Mỗi nhóm có 1 phút 30 giây để trình bày lại những gì mình làm được ở nhóm chuyên gia cho các bạn ở nhóm mới.
- Bước 4: Giáo viên kiểm tra, đánh giá các chuyên gia bằng cách hỏi các bạn được truyền tải lại kiến thức vừa rồi. Sau đó cho điểm hoạt động chuyên gia. Mỗi cụm gọi ít nhất 3 người.
- Bước 5: Giáo viên chốt kiến thức. 2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển
(bảng)

Nghề cá Du lịch biển Dịch vụ hàng hải Khai thác khoáng sản biển
Thế mạnh - Tất cả các tỉnh đều giáp biển.
- Có nhiều vũng vịnh, đầm phá và ngư trường trọng điểm của cả nước.
- Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt, chế biến. - Nhiều bãi biển và hòn đảo xinh đẹp: Non Nước, Nha Trang, Mũi Né.
- Hệ thống khách sạn nhà nghỉ phát triển - Nhiều vũng vịnh sâu tạo điều kiện xây dựng các cảng biển: Văn Phong, Cam Ranh,... - Dầu khí thềm lục địa.
- Vật liệu xây dựng: cát.
Tình hình phát triển - Sản lượng thủy sản không ngừng tăng (2005 là 624 nghìn tấn).
- Nghề nuôi cá biển được đẩy mạnh.
- Chế biến hải sản: nước mắm Phan Thiết - Thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế và nội địa. Có nhiều cảng tổng hợp lớn: cụm cảng Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Nhà máy lọc dầu Dung Quất
HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG.
1. Mục tiêu
- Quan sát atlat và khai thác được các thông tin của vùng Nam Trung Bộ.
- Giải thích được Tại sao sao phải tăng cường kết cấu hạ tầng và cơ sở năng lượng.
2. Phương pháp dạy học:
- Hoạt động cặp đôi, khai thác kiến thức từ Atlat
3. Phương tiện, tư liệu
- Phương tiện: Giấy nháp, giấy note
- Atlat địa lý Việt Nam
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV đưa yêu cầu để học sinh khai thác từ Atlat
1/ Kể tên, phân loại các trung tâm công nghiệp của vùng.
2/ Liệt kê các ngành của trung tâm công nghiệp ở Đà Nẵng.
3/ Kể tên các khu kinh tế ven biển.
4/ Các nhà máy thủy điện.
5/ Các tuyến đường theo hướng Bắc Nam và Đông Tây
- Bước 2: Làm việc theo cặp đôi
- Bước 3: Giáo viên sẽ gọi 5 học sinh bất kỳ để lên chỉ trên Atlat
Bước 4: Tổng kết kiến thức cho học sinh. 3) Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng:
* Phát triển công nghiệp:
- Các trung tâm công nghiệp đang phát triển nhanh: Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn, Phan Thiết,.. Hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, Đã hình thành khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất được xây dựng sẽ tạo bước chuyển biến cho sự phát triển kinh tế của vùng trong thập kỉ tới.
- Các ngành công nghiệp chủ yếu: Cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp năng lượng đang được tăng cường: nhà máy thủy điện sông Hinh (Phú Yên), Vĩnh Sơn ( Bình Định), Hàm Thuận - Đa Mi (Bình Thuận), A Vương (Quảng Nam).
* Tăng cường kết cấu hạ tầng:
- Nâng cấp và mở rộng các tuyến đường bộ (quốc lộ 1, 19, 26)
- Khôi phục và hiện đại hóa các sân bay, cảng biển.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Bước 1. Chọn MC và 2 thư kí, quy định luật chơi “Sẽ có 6 hình ảnh liên quan đến 10 địa danh thuộc vùng Nam Trung Bộ,mỗi hình ảnh sẽ hiện lên trong 30 giây, các bạn sẽ có từng đó thời gian để ghi vào bảng và giơ cao khi hết giờ”
Bước 2. Chơi trò chơi
Bước 3. Nhận xét và rút kinh nghiệm bài học
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Tại sao việc tăng cường kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
“Tìm hiểu trước bài Tây Nguyên và rút ra được những đặc điểm giống nhau giữa vùng Tây Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ. “
- Trả lời các câu hỏi sau SGK và làm bài tập 1/166 sgk.
- Đọc và xem trước bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.