Bài 35. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở BẮC TRUNG BỘ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức.
- Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng Bắc Trung Bộ.
- Hiểu được nguyên nhân của sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư vùng Bắc Trung Bộ.
- Trình bày được thế mạnh, hạn chế và thực trạng của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp và đề xuất được hướng giải quyết.
- Hiểu và trình bày được thực trạng cơ cấu công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng và triển vọng trong thời gian sắp tới.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ, Atlát để xác định vị trí của vùng, nhận xét và giải thích sự phân bố một số ngành kinh tế đặc trưng của vùng.
- Thu thập và phân tích các số liệu trên các phương tiện khác nhau và rút ra các kết luận cần thiết về nội dung bài học.
3. Thái độ.
- Xác định tinh thần học tập để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Học hỏi tinh thần phấn đấu vượt gian khó để thành công của các danh nhân cũng như con người ở vùng đất Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình – Trị - Thiên.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ.
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Bản đồ kinh tế Bắc Trung Bộ.
- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục.
- Các hình ảnh và các bảng số liệu liên quan đến bài học.
2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, giấy Note, thước kẻ.....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1 HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
* Bước 1:
- GV mở bài hát “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” và GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Kể tên các dạng địa hình, địa danh, các hoạt động kinh tế và các nét nổi bật về đức tính con người Hà Tĩnh.
+ Thời gian: 2 phút.
- Học sinh lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh: HS thảo luận, thống nhất ý kiến và hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
- Giáo viên: Quan sát hoạt động của HS, hỗ trợ kịp thời các tình huống phát sinh.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Học sinh: Đại diện HS báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- Giáo viên: Quan sát hoạt động của học sinh và có sự hỗ trợ kịp thời.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV thu kết quả làm việc của HS.
- GV đánh giá thái độ làm việc của học sinh, chỉnh sửa thông tin và dẫn dắt vào bài mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểm lãnh thổ và vị trí của vùng.
(Thời gian: 7 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ đặc biệt của vùng Bắc Trung Bộ.
- Sử dụng được Atlat để xác định được vị trí đại lí và lãnh thổ của vùng Bắc trung Bộ.
2. Hình thức và phương pháp
- Hình thức: Cá nhân/cả lớp
- Phương pháp: đàm thoại, khai thác bản đồ.
3. Phương tiện dạy học:
- Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ vùng Bắc Trung Bộ.
4. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu Atlat Địa lí VN – trang 27 (hoặc bản đồ vùng Bắc Trung Bộ) và trả lời các câu hỏi theo dàn ý:
+ Xác định vị trí của vùng Bắc Trung Bộ.
+ Kể tên các tỉnh trong vùng.
+ Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nghiên cứu và thảo luận để hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
- Giáo viên quan sát hoạt động của HS, hỗ trợ kịp thời các tình huống phát sinh.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS báo cáo kết quả (yêu cầu HS trình bày trên bản đồ vùng Bắc Trung Bộ), các HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá thái độ làm việc của học sinh, chuẩn kiến thức và chuyển ý. 1. Khái quát chung
- Bắc Trung Bộ là vùng kéo dài và hẹp ngang nhất cả nước.
- Bắc Trung bộ gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
- Tiếp giáp: Đồng Bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lào và biển Đông.
⇒ Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - Văn hóa xã hội của vùng với các vùng và các quốc gia khác cả bằng đường bộ và đường biển.
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
(Thời gian: 16 phút)
1. Mục tiêu
- Hiểu được nguyên nhân của sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư vùng Bắc Trung Bộ.
- Trình bày được thế mạnh, hạn chế và thực trạng của việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp và đề xuất được hướng giải quyết.
- Sử dụng bản đồ, Atlát Địa lí Việt Nam để nhận xét và giải thích sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư của vùng.
2. Hình thức và phương pháp
- Kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.
- Phương pháp: Động não, thảo luận, đàm thoại, khai thác hình ảnh.
3. Phương tiện dạy học:
- Hình 35.1 SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ.
4. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* Bước 1:
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu Hình 35.1.
- GV chia lớp thành 3 nhóm và phân công nhiệm vụ cho các nhóm. Vận dụng kiến thức đã học và nghiên cứu nội dung trong SGK để tìm hiểu về cơ cấu nông – lâm – ngư ở vùng Bắc Trung Bộ theo phiếu học tập
* Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm lên báo cáo – các nhóm khác nhận xét - nhóm được báo cáo phản hồi – cho học sinh tự dẫn chương trình.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm.
- GV chuẩn kiến thức cho HS.
- GV hướng dẫn HS mở rộng kiến thức và khắc sâu kiến thức cho HS.
Cơ cấu Nông - lâm – ngư đối với vùng Bắc Trung Bộ
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.- GV yêu cầu HS: Từ những kiến thức các em vừa tìm hiểu được, hãy giải quyết 2 vấn đề sau:
+ Tại sao vùng Bắc Trung Bộ phải hình thành cơ cấu Nông – lâm – ngư?
+ Việc hình thành cơ cấu Nông – lâm – ngư có ý nghĩa như thế nào đối với vùng Bắc Trung Bộ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- Học sinh nghiên cứu SGK, động não suy nghĩ và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đại diện học sinh báo cáo, học sinh khác nhận xét và bổ sung (2 - 3 học sinh).
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét thái độ làm việc của học sinh.
- GV chuẩn kiến thức và chuyển ý. 2. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp
* Tại sao vùng Bắc trung Bộ phải hình thành cơ cấu Nông – lâm – ngư?
Vì: Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài – hẹp ngang nhưng có đầy đủ các dạng địa hình: phía Đông là biển, ở giữa là đồng bằng, phía Tây là đồi núi => tạo điều kiện hình thành cơ cấu nông- lâm - ngư nghiệp.
* Ý nghĩa của việc hình thành cơ cấu Nông – lâm – ngư.
- Tạo cơ cấu ngành cho vùng.
- Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian => phát triển vùng.
- Phát huy các thế mạnh sẵn có của vùng.
* Cơ cấu Nông – Lâm – Ngư.
(bảng)
Nội dung Lâm nghiệp Nông nghiệp Ngư nghiệp
Thế mạnh - Diện tích rừng tương đối lớn: 2,46 triệu ha = 20% diện tích rừng cả nước; độ che phủ của rừng 47,8% (sau Tây Nguyên)
- Rừng có nhiều gỗ quý, thú quý
- Có nhiều loại rừng: Đặc dụng, sản xuất, phòng hộ... - Đất đa dạng:
+ Đất cát pha ở đồng bằng => phát triển cây CN ngắn ngày, cây LT.
+ Đất ba dan đồi núi => phát triển cây CN dài ngày.
- Khí hậu: Nhiệt đới có sự phân hoá.
- Đồng cỏ tự nhiên => phát triển chăn nuôi đại gia súc. - Đường bờ biển dài => thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng ven biển.
- Nhiều cửa sông và sông => phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
Hạn chế CNCB ít, quản lí hạn chế, cháy rừng... Chịu ảnh hưởng thiên tai, đất kém màu mỡ... Thiên tai, phương tiện hạn chế
Tình hình phát triển - Phát triển công nghiệp khai thác gỗ, chế biến lâm sản.
- Phát triển trồng rừng, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển. - Phát triển vùng chuyên canh cây CN ngắn ngày và vùng thâm canh lúa.
- Phát triển vùng chuyên canh cây CN lâu năm: Cà phê, hồ tiêu, chè
- Phát triển chăn nuôi đại gia súc vùng đồi: Trâu chiếm 1/4 cả nước, Bò chiếm 1/5 cả nước. - Sản lượng đánh bắt tự nhiên giảm
- Nuôi trồng phát triển mạnh: nước ngọt, nước mặn, nước lợ...
Hướng giải quyết - Khai thác đi đôi với tu bổ, bảo vệ và trồng rừng. - Xây dựng hệ thống thuỷ lợi.
- Giải quyết tốt lương thực, phát triển CNCB.
- Mở rộng thị trường biến. - Đẩy mạnh nuôi trồng
- Đầu tư trang thiết bị đánh bắt xa bờ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu, phân tích
Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển hạ tầng giao thông vận tải
(Thời gian: 10 phút)
1. Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được thực trạng ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
- Hiểu và trình bày được ý nghĩa việc xây dựng cơ sở hạ tầng của vùng và triển vọng trong thời gian sắp tới.
2. Hình thức và phương pháp
- Hình thức: Cá nhân, cặp.
- Phương pháp: Đàm thoại, khai thác hình ảnh.
3. Phương tiện dạy học:
Atlat Địa lí Việt Nam, Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ, phiếu học tập, giấy Note.
4. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu hoạt động công nghiệp.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi 1 bàn ghép thành 1 cặp đôi và giao nhiệm vụ cho HS. HS nghiên cứu SGK và Atlat Địa lí Việt Nam để hoàn thành phiếu học tập.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và thống nhất ý kiến, hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
- Giáo viên quan sát hoạt động của HS, hỗ trợ kịp thời các tình huống phát sinh.
* Bước 3: - Học sinh báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV thu kết quả làm việc của HS.
- GV đánh giá thái độ làm việc của học sinh, chỉnh sửa thông tin chính xác.
- GV có thể gợi mở và khắc sâu thêm kiến thức cho HS.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng.
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và Atlat Địa lí Việt Nam để tìm hiểu các nội dung sau:
+ Kể tên các tuyến giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam và nêu ý nghĩa của nó.
+ Kể tên các Quốc lộ quan trọng theo hướng Đông – Tây và nên ý nghĩa của nó.
+ Kể tên các cảng biển và sân bay chính của vùng.
+ Việc xây dựng CSHT, trước hết là GTVT đối với vùng có ý nghĩa như thế nào?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
- HS nghiên cứu SGK và Atlat để thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập a. Phát triển các ngành CN trọng điểm và các trung tâm CN chuyên môn hoá
- Điều kiện phát triển: Nguồn nguyên liệu phong phú: Khoáng sản; nguyên liệu từ nông - lâm - ngư nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp: SX xi măng, khai thác khoáng sản, cơ khí, CB nông - lâm - thuỷ sản.
- Các nhà máy thủy điện: Bản Vẽ, Cửa Đạt, Rào Quán.
- Các trung tâm CN lớn: Thanh Hoá – Bỉm Sơn, Vinh, Huế...
- Khó khăn trong phát triển CN: Thiếu kĩ thuật, vốn và năng lượng tại chỗ.
- Hướng giải quyết năng lượng: Đưa điện từ Hoà Bình vào; XD nhà máy thuỷ điện trong vùng.
b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là giao thông vận tải
- Các tuyến giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam:
+ Đường quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam: Tăng sức vận tải của vùng, đẩy mạnh giao lưu 2 miền Bắc và Nam.
+ Đường Hồ Chí Minh: Phát triển KT – XH các huyện phía Tây.
- Các tuyến giao thông hướng Đông – Tây: Ql 7, Ql8, QL9... Thúc đẩy quan hệ giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
=> Ý nghĩa: Việc phát triển GTVT có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT - XH của vùng, tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của vùng
Cột A Nối Cột B
1. Cơ cấu ngành công nghiệp. a. Thanh Hoá – Bỉm Sơn, Vinh, Huế...
2. Khó khăn trong phát triển CN. b. Đưa điện từ Hoà Bình vào; XD nhà máy thuỷ điện trong vùng.
3. Điều kiện phát triển CN. c. Bản Vẽ, Cửa Đạt, Rào Quán.
4. Các trung tâm CN lớn. d. SX xi măng, khai thác khoáng sản, cơ khí, CB nông - lâm - thuỷ sản.
5. Các nhà máy thủy điện. e. Nguồn nguyên liệu phong phú: Khoáng sản; nguyên liệu từ nông - lâm - ngư nghiệp.
6. Hướng giải quyết năng lượng. f. Thiếu kĩ thuật, vốn và năng lượng tại chỗ.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
* Bước 1: GV chia nhóm và phổ biến luật chơi.
- GV chia lớp thành 3 nhóm.
- Hình thức trò chơi: Vòng quay địa lí
- GV phổ biến luật chơi.
* Bước 2: Tiến hành chơi.
* Bước 3: GV nhận xét hoạt động của các nhóm và tổng kết điểm.
Câu hỏi
Câu 1. Các tỉnh không thuộc vùng Bắc Trung Bộ là
A. Nghệ An, Thanh Hoá.
B. Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.
C. Quảng Bình, Quảng Trị.
D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 2. Ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. dãy núi Bạch Mã (Đèo Hải Vân).
B. dãy Hoành Sơn (Đèo Ngang).
C. sông Bến Hải.
D. sông Gianh.
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ?
A. Tiếp giáp với TD và MN Bắc Bộ, ĐB sông Hồng ở phía Bắc.
B. Tiếp giáp với DH NTB ở phía Nam.
C. Tiếp giáp với Lào ở phía Đông và Biển Đông ở phía Tây.
D. Cầu nối giữa 2 miền Bắc và Nam.
Câu 4. Độ che phủ rừng của Bắc Trung Bộ chỉ đứng sau
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 5. Tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ là
A. Thanh Hóa. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An.
Câu 6. Vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành cơ cấu kinh tế chung của vùng vì nó góp phần
A. tạo ra cơ cấu ngành kinh tế của vùng.
B. giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội của vùng
C. khai thác tiềm năng to lớn của cả đất liền và biển của vùng.
D. tạo ra cơ cấu ngành và thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu ngành kinh tế theo không gian của vùng.
Câu 7. Diện tích rừng giàu trong vùng tập trung chủ yếu ở
A. vùng biên giới Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
B. vùng biên giới Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình.
C. vùng biên giới Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
D. giáp biên giới Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Câu 8. Các trung tâm công nghiệp lớn của vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là
A. Thanh Hoá, Vinh, Huế.
B. Thanh Hoá, Vinh, Đà Nẵng.
C. Vinh, Huế, Đồng Hới.
D. Vinh, Huế, Đà Nẵng.
Câu 9. Cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh.
A. Quảng Trị. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.
Câu 10. Các cảng nước sâu nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ đang được xây dựng và hoàn thiện là
A. Đà Nẵng, Cửa Việt, Thuận An.
B. Chân Mây, Vũng Áng, Cửa Lò.
C. Vũng Áng, Chân Mây, Vân Phong.
D. Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Bước 1: GV đặt câu hỏi: “Bà Rịa – Vũng Tàu có tiềm năng để phát triển được những hoạt động kinh tế nào”?
- Bước 2: HS suy nghĩ, thay phiên nhau trả lời, người trả lời sau đáp án không được trùng với người trước, các đáp án không quan trọng đúng hay sai.
- Bước 3: GV và HS lựa chọn các đáp án đúng, yêu cầu HS lí giải nhanh sự lựa chọn đó.
- Bước 4: GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS, khẳng định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Bước 5: GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về các thành tựu phát triển KT – XH của địa phương.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Trả lời các câu hỏi sau SGK và làm bài tập 1/160 sgk.
- Đọc và xem trước bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ.