Giáo án địa lý 12 bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 29. THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT
VÀ GIẢI THÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận xét được cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế.
- Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.
- Giải thích được nguyên nhân phân hóa giá trị sản xuất công nghiệp tại một số vùng.
2. Kĩ năng
- Xử lý số liệu thống kê.
- Vẽ và nhận xét được biểu đồ tròn.
3. Thái độ
- Tích cực học tập, nuôi dưỡng ước mơ nghề nghiệp, xây dựng đất nước
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ, số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm nước
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Cập nhật số liệu thống kê mới tại website
Tổng cục thống kê - Số liệu thống kê công nghiệp https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=718
Hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê Bộ công thương http://thongke.idea.gov.vn/
- Biểu đồ đã vẽ sẵn
2. Chuẩn bị của HS
Dụng cụ vẽ biểu đồ tròn, Atlat địa lí Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV chia đội chơi và phân công nhiệm vụ
● GV chia lớp thành 2 đội, là các Hs ngồi đầu bàn, dọc theo dãy bàn. HS khác là trọng tài quan sát và chấm điểm.
● Trong thời gian 1 phút, lần lượt mỗi HS kể tên một sản phẩm công nghiệp trong ngành chế biến lương thực thực phẩm-thương hiệu- vùng kinh tế nơi có nhà máy.
Ví dụ: Bia Sài Gòn – Đông Nam Bộ; Sữa Ba Vì-TD và MNBB, Bánh Kinh Đô – ĐB SH;…
- Bước 2: GV cùng HS các còn lại chấm đội thắng. GV thưởng quà (vỗ tay, điểm cộng…) cho đội thắng.
- Bước 3:
- Gv đặt vấn đề:
+ Hầu hết các thương hiệu trên thuộc thành phần kinh tế nào? Hs trả lời > Ngoài nhà nước.
+ Vùng nào có nhiều sản phẩm nhất? Hs trả lời > Căn cứ vào kết quả trò chơi
- Gv dẫn dắt vào bài học
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học về một số vấn đề phát triển ngành công nghiệp Việt Nam
- Bổ sung kiến thức về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân/lớp.
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng 29.1 và 29.2
5. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
* Bài tập 1
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách làm sau đó gọi HS lên bảng làm:
+ Xem bảng số liệu là tuyệt đối hay tương đối, có phải xử lí hay không.
+ Vẽ biểu đồ dạng nào cho thích hợp.
+ Lưu ý phải đảm bảo các bước tiến hành vẽ biểu đồ (Tên biểu đồ. Chú thích….).
- Lắng nghe, ghi chép hướng dẫn và làm bài. Đại diện lên bảng làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 2:GV nhận xét và đánh giá.
+ Vẽ biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất.
- Lưu ý: Tính bán kính hình tròn năm 1995 và 2005. Có tên biểu đồ và chú giải.
* Bài tập 2
- HS làm bài tập số 2, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.
- Lắng nghe, ghi chép hướng dẫn và làm bài. Đại diện lên bảng làm, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 1: GV yêu cầu HS đọc kĩ đầu bài và gợi ý cách nhận xét sau đó gọi HS lên bảng làm:
+ Nhận định chung về tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng.
+ Sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và năm 2005 đối với từng vùng.
- Dựa vào SGK, bản đồ CN Việt Nam và Atlat Địa lí Việt Nam làm bài.
- Bước 2: GV nhận xét bổ sung kiến thức. Hoàn thiện kiến thức.
* Bài tập 3
- HS làm bài tập số 3, giải thích tại sao Đông nam bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất cả nước?
- Bước 1: Yêu cầu HS xem lại bảng số liệu ở bài tập 2 để thấy được tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Nam Bộ. Căn cứ vào bản đồ công nghiệp Việt Nam hoặc Atlat và các kiến thức đã học để nhận xét và giải thích vấn đề.
- Bước 2: GV nhận xét và bổ sung kiến thức. 1. Bài tập 1:
a. Vẽ biểu đồ:
- Xử lí số liệu cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (%).
Thành phần kinh tế 1995 2005
- Nhà nước
- Ngoài nhà nước
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 50.3
24.6
25.1 25.1
31.2
43.7

Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất cn phan theo TP kinh tế của nước ta năm 1996, 2005.
Nhà nước
Ngoài nhà nước
Có vốn đầu tư nước ngoài
b. Nhận xét:
- Khu vực nhà nướcgiảm mạnh.
- Khu vực ngồi quốc doanh có vốn đầu tư của nước ngoài tăng nhanh (Sử dụng số liệu để chứng minh)
c. Giải thích:
- Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế.
- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Chú trọng phát triển cơng nghiệp.
2. Bài tập 2:
- Do sự khc nhau về nguồn lực, cho nên cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp không đều giữa các vùng.
+ Các vùng có tỉ trọng lớn nhất (Dẫn chứng).
+ Các vùng có tỉ trọng nhỏ nhất (Dẫn chứng).
- Có sự thay đổi về tỉ trọng giữa năm 1995 và 2005 đối với từng vùng.
+Vùng tăng mạnh nhất (Dẫn chứng)
+Vùng giảm mạnh nhất (Dẫn chứng)
3. Bài tập 3:
- Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp cao nhất là vì:
- Có vị trí thuận lợi.
- Lãnh thổ cơng nghiệp sớm pht triển, có TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn cả nước. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Tài nguyên thiên nhiên.
- Dân cư và nguồn lao động.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật.
- Đặc biệt thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài .
- Các nhân tố khác (Thị trường, đường lối chính sách……..)
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn HS khái quát lại nội dung bài học và giải quyết vấn đề ở tình huống xuất phát.
- GV yêu cầu HS nêu tên một số sản phẩm công nghiệp tiêu biểu tại địa phương, xem xét thuộc thành phần kinh tế nào? Tập trung ở khu vực nào trong (tỉnh/tp, quận/huyện) và giải thích.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Hoàn thành nội dung bài thực hành.
- GV hướng dẫn hs làm bài tập theo sách Hướng dẫn thực hành Địa lí 12 theo hình thức trắc nghiệm. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), NXB ĐHSP, 2018.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Tìm hiểu các tài liệu nói về ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Tìm các hình ảnh về một số phương tiện giao thông hiện đại, hình thức bưu chính đang phát triển ở nước ta hiện nay.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.