Giáo án Địa lý 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 6: Đất nước nhiều đồi núi. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
- So sánh được sự khác nhau cơ bản của 4 khu vực đồi núi
- Đánh giá được thế mạnh nổi bật trong phát triển kinh tế của các khu vực đồi núi.
2. Về kĩ năng
- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.
3. Thái độ
- Thể hiện tình yêu đất nước, tinh thần xây dựng quê hương
- Có ý thức bảo vệ môi trường vùng núi thông qua các hành động cụ thể
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ...
- Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng bản đồ, hình ảnh, khai thác phim....
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của Giáo viên
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.
- Đoạn phim về các vùng núi
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat địa lí Việt Nam.
- SGK, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Trò chơi - Trả lời nhanh, 8 câu
Bước 2: Giới thiệu thể lệ trò chơi
● GV sẽ chiếu lần lượt 10 tấm hình
● HS ghi nhanh tên các đối tượng/địa danh chỉ địa hình nước ta trong ô trống tương ứng ở PHT
● Thời gian hoàn thành 10s
Bước 3. Thực hiện nhiệm vụ: GV chiếu lần lượt các tấm hình tương ứng với các câu hỏi trả lời nhanh:
● Địa danh nghỉ dưỡng nào có tên là thành phố hoa?
● Dãy núi nào dài nhất nước ta?
● Công trình nhân tạo nào đồ sộ nhất nước có từ thời Lý, Trần?
● Tên loại công trình xuyên qua núi?
● Hiện tượng thường xảy ra miền núi do mưa lớn, không giữ được đất ở vùng dốc?
● Tên đỉnh núi cao nhất nước?
● Tên hang động lớn nhất thế giới tỉnh Quảng Bình?
● Tên Cao Nguyên ở vùng Tây Bắc, nổi tiếng là vùng trồng chè lớn?
● Tên hình thức canh tác ở miền núi phía Bắc, là danh thắng cấp quốc gia?
● Dạng địa hình thấp, bồi tụ bởi phù sa
Bước 4. Đánh giá: GV công bố đáp án, HS chấm chéo kết quả và báo cáo
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU VỀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH NƯỚC TA (7 PHÚT)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình
- Dựa vào Atlat và clip, mô tả độ cao địa hình, kể tên các dãy núi chủ yếu
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở/ hoạt động nhóm
* Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN
- Đoạn phim ngắn về địa hình VN
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1: HS quan sát đoạn clip và Atlat Địa lí VN để trả lời một số câu hỏi sau
- Cho biết các dạng địa hình chủ yếu của nước ta.
- Địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất?
- Hướng nghiêng chung của địa hình.
- Hướng chính của các dãy núi.
- Lấy VD về tác động của con người đến địa hình nước ta?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận
Bước 3: GV rút thăm gọi ngẫu nhiên HS trả lời
Bước 4: HS tự hoàn thành thông tin ngắn gọn trong phiếu HT. GV chuẩn kiến thức
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH.
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất đai.
Đồi núi thấp chiếm hơn 85% diện tích , núi cao trên 2.000m chỉ có 1%.
b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.
- Địa hình nước ta được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.
- Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
+ Hướng tây bắc – đông nam.
+ Hướng vòng cung.
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU VỀ KHU VỰC ĐỒI NÚI (20 PHÚT)
* Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm địa hình các khu vực đồi núi
- Lập bảng so sánh được sự giống và khác nhau về hướng, độ cao của các khu vực địa hình
* Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trạm và phòng tranh
* Phương tiện
- Sử dụng phương tiện trực quan: Atlat địa lý VN
* Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
Bước 1:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK cho biết: Ở nước ta chia mấy khu vực đồi núi? Xác định các khu vực đồi núi trên Alat.
- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời.
- GV chuẩn kiến thức
- HS đọc SGK mục II-a kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sử dụng Atlat Đia lí Việt Nam để trả lời các câu hỏi.
Bước 2:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục II-a kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sử dụng Atlat Đia lí Việt Nam để trả lời các câu hỏi:
Hãy xác định giới hạn, hướng núi, hướng nghiêng, đặc điểm hình thái của 4 khu vực địa hình nước ta?
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo vùng núi Đông Bắc
+ Nhóm 2: báo cáo vùng núi Tây Bắc.
+ Nhóm 3: báo cáo vùng Trường Sơn Bắc
+ Nhóm 4: báo cáo vùng núi Trường Sơn Nam.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 3:
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết bản thân hãy cho biết
+ Khu vực chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng được gọi là gì?
+ Ở nước ta đia hình Bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở đâu?
- HS dựa vào kiến thức SGK và hiểu biết bản thân để trả lời
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức 2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi.
* Vùng núi Đông Bắc:
- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng.
- Hướng núi: Vòng cung, các cánh cung lớn mở rộng về phía B và Đ, chụm lại ở Tam Đảo.
chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hướng nghiêng: TB-ĐN.
- Hình thái:
+ Chủ yếu là đồi núi thấp.
* Vùng núi Tây Bắc:
- Giới hạn: Nằm giữa S.Hồng và S.Cả.
- Hướng núi: TB-ĐN
- Hướng nghiêng: TB-ĐN.
- Hình thái:
+ Đia hình cao nhất nước ta.
+ Có 3 dải địa hình
• Phía Đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn.
• Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi, xen các thung lũng.
• Phía Tây là địa hình núi trung bình
* Vùng núi Trường Sơn Bắc:
- Giới hạn: Từ sông Cả  D. Bạch Mã.
- Hướng núi: TB - ĐN.
- Hướng nghiêng: Đông-Tây
- Hình thái: Các dãy núi song song, so le nhau, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.
* Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Giới hạn: Từ phía Nam dãy Bạch Mã trở vào đến vĩ tuyến 11º B
- Hướng núi: Vòng cung
- Hướng nghiêng: Đông-Tây
- Hình thái:
+ Gồm các khối núi và các cao nguyên xếp tầng (500 - 800 - 1000 m), bề mặt khá bằng phẳng.
+ Bất đối xứng giữa 2 sườn:
Đ-T.
* Bán bình nguyên và đồi trung du:
- Nằm chuyển tiếp (rõ nhất ở ĐNB và rìa châu thổ BB).
- Địa hình đồi trung du hình thành chủ yếu do tác động của dòng chảy chia cắt các thềm phù sa cổ.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Tổ chức trò chơi “Vòng quay địa lí”. Mỗi vòng quay có điểm số, để đạt được điểm đó thì cần trả lời đúng câu hỏi tương ứng.
Câu 1: So với diện tích toàn lãnh thổ, đồi núi nước ta chiếm khoảng
A. 2/3 diện tích B. 3/4 diện tích C. 3/5 diện tích D. 4/5 diện tích
Câu 2: Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là
A. hướng bắc- nam và hướng vòng cung. B. hướng tây bắc- đông nam và hướng vòng cung.
C. hướng đông - tây và hướng vòng cung. D. hướng đông bắc- tây nam và hướng vòng cung.
Câu 3: Nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng là vùng núi
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, độ cao của đỉnh núi Phan xi păng là
A. 3134m. B. 3143m. C. 3413m. D. 4313m.
Câu 5: Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhều ô trũng là đặc điểm địa hình của
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng Thanh- Nghệ - Tĩnh.
Câu 6: Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, hàng năm thường xuyên đe dọa gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là
A. bão. B. sạt lở bờ biển. C. cát bay. D. động đất.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây chaỵ theo hướng tây bắc–đông nam?
A. Đông Triều B. Sông Gâm C. Hoàng Liên Sơn D. Bắc Sơn
Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết đỉnh núi LangBian
có đô ̣cao là
A. 2167m B. 1637m C. 2287m D. 2405m
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết dãy núi Hoàng Liên
Sơn thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?
A. Trường Sơn Bắc B. Đông Bắc C. Tây Bắc D. Trường Sơn Nam
Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và14, hãy cho biết cao nguyên Lâm Viên
thuôc̣ khu vưc̣ đồi núi nào sau đây?
A. Đông Bắc B. Trường Sơn Nam C. Tây Bắc D. Trường Sơn Bắc.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Dựa vào Alat Đia lí Việt Nam, trang 6-7 Tây Nguyên thuộc khu vực địa hình nào? Nhận xét về đặc điểm địa hình của Tây Nguyên?
Câu 2: Những tác động môi trường điển hình từ các nhà máy thủy điện đã được nhận biết và đánh giá tập trung vào những vấn đề sau:
- Ngập lụt và xói lở bờ sông do thay đổi chế độ nước hạ lưu và vận hành xả không đúng quy trình.
- Hạn hán và suy giảm chất lượng nước hạ lưu do lưu lượng xả của các nhà máy phụ thuộc vào chế độ vận hành nhà máy, hơn nữa hầu hết các nhà máy không có cửa xả đáy để có thể xả trong trường hợp mực nước hồ thấp dưới mực nước chết.
- Suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ du do công trình không có thiết kế cống xả đáy làm thiếu hụt lượng phù xa bổ sung độ màu cho đất nông nghiệp hạ lưu, cát sạn sỏi, thêm vào đó là hiện tượng khai thác cát đang diễn ra khó kiểm soát làm ảnh hưởng hình thái sông và sinh kế của người dân sống dựa vào tài nguyên này.
- Suy giảm tài nguyên sinh học nhất là rừng. Mất rừng và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học với hơn 1500 ha rừng ngập trong lòng hồ cùng toàn bộ diện tích đất sản xuất của khu vực này bị mất, thêm vào đó nạn chặt phá rừng ngày càng gia tăng mạnh do khai thác gỗ và người dân không có đất sản xuất. Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lâm tặc chặt phá do lợi dụng địa thế, đường thủy trên lòng hồ và thực vật chết dần vì ngập nước làm cho tốc độ suy giảm tài nguyên rừng quá nhanh ở khu vực xung quanh dự án kéo theo đó là suy giảm đa dạng sinh học. Hậu quả có thể thấy được đó là hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất xung quanh gây bồi lắng lòng hồ làm giảm dung tích lòng hồ do, làm ảnh hưởng đến khả năng cắt lũ.
- Vấn đề liên quan đến đền bù di dân tái định cư và an sinh xã hội.
- Các rủi ro và sự cố môi trường như vỡ đập, động đất.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu một số đặc điểm của Biển Đông.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.