Giáo án địa lý 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 9. THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm khí hậu nước ta và giải thích nguyên nhân hình thành tính chất nhiệt đới, tính ẩm và gió mùa.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.
- Liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên
- Đánh giá được ảnh hưởng của khí nhiệt đới ẩm gió mùa tới các hoạt động sản xuất và đời sống, đưa ra được các giải pháp phòng chống chủ động và tích cực.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ, Atlat để trình bày tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua thành phần khí hậu
- Phân tích các bảng số liệu về khí hậu Việt Nam.
- Tính được biên độ nhiệt dựa trên biểu đồ hoặc bảng số liệu về nhiệt độ.
3. Thái độ
- Sống hài hòa với thiên nhiên
- Phát huy được thế mạnh tự nhiên vùng miền qua thành phần khí hậu nhằm khai thác tốt thế mạnh của loại tài nguyên đặc biệt này
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tìm kiếm xử lí thông tin qua biểu đồ, đọc bản đồ - tranh ảnh, tổng hợp tư duy theo lãnh thổ, liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Sơ đồ, Clip mô tả gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
- Atlat Địa lí Việt Nam, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS
- Atlat Địa lí Việt Nam...
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
Bước 1:GV cho HS xem clip về bài hát “Gửi nắng cho em” và cho biết:
Linkhttps://www.youtube.com/watch?v=SNs7vAwSgjs&list=RDSNs7vAwSgjs&start_rad...
1. Cho biết nhân vật Anh trong lời bài hát hát đang ở đâu?
2. Nhân vật này muốn gửi gì cho cô gái?
3. Cho biết nhân vật Em trong lời bài hát hát đang ở đâu?
4. Tại sao sao nhân vật anh lại thương những người thợ cày thợ cấy?
5.Cho biết bài hát đang viết vào thời điểm nào trong năm?
Bước 2: Học sinh xem clip và trả lời câu hỏi trong thời gian 3 phút.
Bước 3: Học sinh trình bày và bổ sung chéo giữa các nhóm có cùng phiếu học tập.
Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức và vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới, tính ẩm.
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các biểu hiện của tính chất nhiệt và tính ẩm.
- Đọc biểu đồ khí hậu. Khai thác kiến thức từ bản đồ.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận.
3. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của GV và hs nội dung
- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau:Vì sao nước ta có khí hậu nước ta có tinh chất nhiệt đới và có lượng mưa, độ ẩm lớn? Những tính chất đó được biểu hiện như thế nào?
- HS dựa vào nội dung SGK và kiến thức đã học thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi.
- Yêu cầu HS trình bày
- Các nhóm cử đại diệm trả lời, các nhóm khác nhận xét
- GV chuẩn kiến thức và giải thích:
- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được quy định bởi vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, nền nhiệt độ quanh năm cao.
- Do nước ta tiếp giáp biển, nhất là vùng biển Đông rộng lớn, kính, ẩm, ấm, chịu ảnh hưởng của gió mùa => Độ ẩm không khí nước ta luôn cao, dao động từ 80-100%.
- Vì nằm gần trung tâm gió mùa châu Á, là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa. Hàng năm, nước ta chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính. 1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
a. Tính chất nhiệt đới.
- Nguyên nhân
+ Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
+ Hằng năm, nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh.
- Biểu hiện.
+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm khiến cho tổng nhiệt độ và nhiệt độ trung bình năm đều cao, vượt chỉ tiêu của khí hậu nhiệt đới.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20ºC (trừ vùng núi cao), nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400-3000 giờ / năm.
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn.
- Nguyên nhân: Nước ta giáp Biển Đông, Biển Đông mang đến lượng ẩm lớn, và các khối khi di chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn
- Biểu hiện
+ Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1500-2000mm, những sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
+ Độ ẩm tương đối: 80-100%, cân bằng ẩm luôn dương

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất gió mùa
1. Mục tiêu:
- Hiểu được các biểu hiện của tính gió mùa.
- Đọc biểu đồ khí hậu. Khai thác kiến thức từ bản đồ.
- Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận.
3. Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam, Máy chiếu
4. Sản phẩm
Hoạt động của GV và hs nội dung
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục c, quan sát H9.1, H9.2, H9.3, đọc sgk và kiến thức đã học sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam, Atlat Địa lý Việt Nam, để trả lời các câu hỏi:
* Gió mùa mùa hạ.
- Thời gian hoạt động.
- Nguồn gốc.
- Hướng gió.
- Tính chất của gió.
- Phạm vi hoạt động
* Gió mùa mùa đông.
- Thời gian hoạt động.
- Nguồn gốc.
- Hướng gió.
- Tính chất của gió.
- Phạm vi hoạt động
- HS đọc SGK mục c, quan sát H9.1, H9.2, H9.3, đọc sgk và kiến thức đã học sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam, Atlat Địa lý Việt Nam, để trả lời các câu hỏi
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo gió mùa mùa hạ
+ Nhóm 2: báo cáo gió mua mua đông.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS chia nhóm thảo luận cử nhóm trưởng, thư kí.
- Các nhóm cử đại diện trả lời, các nhóm khác nhận xét
- GV: Dựa vào kiến thức SGK cho biết sự hoạt động của các loại gió mùa mang lại hệ quả gì đối với khí hậu VN?
- GV chuẩn kiến thức c. Gió mùa.
- Gió mùa mùa đông:
+ TT xuất phát gió mùa ĐB: khối khí lạnh lục địa từ TT cao áp Xibia ở vĩ độ 50°B.
+ Thời gian hoạt động: từ tháng XI – tháng IV năm sau.Miền Bắc chịu sự tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc=> gió mùa ĐB.
+ Tính chất: lạnh khô
• Đầu mùa gió thổi từ lục địa TQ=> thời tiết lạnh khô.
• Nửa sau mùa đông gió đi lệch ra phía biển=> thời tiết lạnh ẩm.
+ Phạm vi ảnh hưởng: chủ yếu ở miền Bắc, giới hạn ở dãy Bạch Mã.
- Gió mùa mùa hạ:
+ Thời gian hoạt động: tháng V-> tháng X.
+ Hướng gió chính: TN
+ Nguồn gốc – t/c:
• Gió từ TT cao áp ÂĐD qua vịnh Bengan (TBg) xâm nhập trực tiếp vào nước ta.
T/C gió nóng ẩm=> vào VN nóng khô ( hiện tượng phơn)
• Gió từ TT cao áp cận chí tuyến thổi theo hướng ĐN=> TN=> xâm nhập trực tiếp vào nước ta=> Gây mưa lớn.
- Hệ quả hoạt động của các loại gió mùa đối với khí hậu VN: Sự phân mùa khí hậu:
• Ở miền Bắc: có một mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
• Ở miền nam: có 2 mùa khô, ẩm.
• Ở vùng đồng bằng ven biển miền Trung: có 2 mùa mưa, khô. Mùa mưa lệch về thu đông.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV phát cho mỗi bàn một bộ mảnh ghép và phổ biến luật chơi.
- Bước 2: Học sinh chơi trò chơi, trò chơi kết thúc khi nhóm đầu tiên hoàn thành mảnh ghép bí mật và sẽ được học sinh cộng điểm.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
1. Học sinh về nhà nghe lại bài hát “Gửi Nắng Cho Em”, dựa trên những chi tiết của lời bài hát hát và kiến thức đã học của ngày hôm nay hãy so sánh về về khí hậu giữa hai miền Nam Bắc vào tháng 1, giải thích nguyên nhân của sự phân hóa đó. Nộp vào tiết học bài 11 “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”
2. Làm bài tập 2, 3 SGK trang
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Tìm hiểu biểu hiện của tính nhiệt đới của địa hình và sông ngòi.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.