Giáo án địa lý 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo). Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

BÀI 7. ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (TT)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của các khu vực đồng bằng
- So sánh được đặc điểm của các đồng bằng
- Đánh giá thế mạnh các đồng bằng và đề xuất giải pháp phát triển bền vững ở địa phương/đồng bằng cụ thể
2. Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích kênh hình như bản đồ, phim
- Kỹ năng làm việc nhóm
3.Thái độ
- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước
- Tự hào về tiềm năng của các vùng đồng bằng
- Có hành động cụ thể trong khai thác hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường ở địa phương
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, hợp tác, ngôn ngữ
- Năng lực chuyên môn:
+ Sử dụng khai thác kiến thức từ bản đồ, tranh ảnh, phim
+ Phát triển năng lực tư duy lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Lược đồ các đồng bằng (sgk 8)
- Atlat Việt Nam. Tranh ảnh minh họa
- Bài giảng, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Atlat Địa lí Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở chương trình Đia lí lớp 9 và hiểu biết của bản thân hãy cho biết lúa được trồng nhiều ở những nơi nào của Việt Nam? Vì sao?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3. HS suy nghỉ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời.
- Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khu vực đồng bằng.
* Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm chung của địa hình khu vực đồng bằng.
- Sử dụng bản đồ tự nhiên VN để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình đồng bằng.
* Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận.
* Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/ nhóm.
* Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam.
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
* GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học nhắc lại khái niệm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. (Đồng bằng châu thổ thường rộng và bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đồng bằng ven biển chủ yếu do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp).
- HS dựa vào kiến thức đã học để trình bày.
Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 2-b kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sử dụng Atlat Đia lí Việt Nam và phiếu học tập để trả lời các câu hỏi: Ở mỗi đồng bằng xác định
+ Nguyên nhân hình thành
+ Diện tích.
+ Địa hình.
+ Đặc điểm đất
- HS đọc SGK mục 2-b kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sử dụng Atlat Đia lí Việt Nam và phiếu học tập để trả lời các câu hỏi
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo đồng bằng châu thổ sông Hồng
+ Nhóm 2: báo cáo đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
+ Nhóm 3: báo cáo đồng bằng ven biển.
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, kết hợp chỉ bả đồ, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 2. Các khu vực địa hình:
a. Khu vực đồi núi.
b.Khu vực đồng bằng.
- Đồng bằng châu thổ sông:
+ Đồng bằng châu thổ sông Hồng:
• Do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp phù sa.
• Diện tích: khoảng 15000km².
• Địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển, bị chia cắt thành nhiều ô và có đê.
• Đất phù sa: không được bồi tụ, thường xuyên được bồi đắp
+ Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long:
• Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi tụ.
• Diện tích: 40 000km².
• Địa hình thấp, phẳng, nhiều ô trũng, không có đê, nhiều kênh rạch chằng chịt→ lũ nước ngập sâu vào Đồng Tháp Mười.
→ cạn nước biển lấn làm ⅔ diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
• Đất: đất phù sa, đất mặn, đất phèn
- Đồng bằng ven biển:
+ Diện tích: khoảng 15 000km².
+ Sự hình thành của đồng bằng biển đóng vai trò chủ yếu.
+ Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ, chỉ một số đồng bằng được mở rộng ở cửa sông lớn: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên.
+ Các đồng bằng phân làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng; dải trong được bồi tụ thành đồng bằng.
+ Đất nghèo nhiều cát, ít phù sa.
Hoạt động 3: Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội:
* Mục tiêu:
- Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đến phát triển kt-xh.
* Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp đàm thoại vấn đáp/ thảo luận.
* Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/ nhóm.
* Phương tiện dạy học: SGK, Atlat Địa lí Việt Nam.
* Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS cả lớp đọc sgk mục 3, và những hiểu biết cá nhân, thảo luận cặp để trả lời câu hỏi sau: Nêu những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển KT-XH.
- HS đọc SGK mục 3 kết hợp với sự hiểu biết của bản thân, sử dụng Atlat Đia lí Việt Nam để thảo luận trả lời các câu hỏi
- GV: theo dõi, điều khiển các nhóm hoạt động.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, kết hợp chỉ bả đồ, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội:
a. Khu vực đồi núi.
* Thế mạnh:
– Khoáng sản: các mỏ khoáng sản tập trung ở vùng đồi núi là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
+ Mỏ nội sinh : sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, crom, vonfram, vàng, pyrit…
+ Mỏ ngoại sinh : apatit, boxit, than các loại, đá vôi, vật liệu xây dựng…
– Rừng và đất trồng: tạo cơ sở cho phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới. Tài nguyên rừng giàu có về thành phần loài động, thực vật và nhiều loài quý hiếm.
– Địa hình : Các bề mặt cao nguyên và các thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi đại gia súc và trồng cây lương thực. Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp để trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu.
+ Nguồn thủy năng: các sông miền núi (sông Đà, sông Đồng Nai…) có tiềm năng thuỷ điện rất lớn.
+ Tiềm năng du lịch: miền núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch (tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái …), tiêu biểu như Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn…
* Các mặt hạn chế
– Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho giao thông, cho việc khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
– Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi xảy ra nhiều thiên tai (lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, trượt lở đất …)
– Tại các đứt gãy sâu có nguy cơ phát sinh động đất.
– Nơi khô nóng thường xảy ra nạn cháy rừng.
– Vùng núi đá vôi thường thiếu đất trồng trọt và khan hiếm nước.
– Cuộc sống của người dân vùng cao còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển KT cũng như tiếp nhận sự hỗ trợ và hội nhập với các vùng khác.
b. Khu vực đồng bằng.
- Thế mạnh:
* Các thế mạnh
– Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo (ĐBSH, ĐBSCL, DHMT).
– Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như khoáng sản, thuỷ sản và lâm sản.
+ĐBSH : có thể khai thác đá vôi ở rìa TN, khí tự nhiên ở Thái Bình, than nâu ở các tầng sâu của
đồng bằng
+ĐBSCL : khai thác đá vôi ở Kiên Giang, than bùn ở U Minh, Đồng Tháp Mười.
+DHMT : có sắt, sét, cao lanh, đá vôi…
– Suốt chiều dài dọc bờ biển có rừng ngập mặn nhất là ở ĐBSCL, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị như gỗ, tinh dầu từ tràm, ong mật…
– Nguồn thủy sản nước ngọt và nước lợ rất lớn ở các đồng bằng, nhất là ở ĐBSCL. Khả năng nuôi
trồng thủy sản rất cao.
– Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại.
– Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
Hạn chế
– Thường xuyên chịu thiên tai như bão, lụt, hạn hán ….
– Thủy triều xâm nhập làm đất đai bị mặn và phèn hóa.
– Khí hậu Trái Đất nóng lên làm băng ở cực tăng, nước biển dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt các đồng bằng châu thổ màu mỡ của nước ta.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Trò chơi “Ô cửa bí mật”
Câu 1: Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhều ô trũng là đặc điểm địa hình của
A. Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đồng bằng ven biển miền Trung.
C. Đồng bằng sông Hồng. C. Đồng bằng Thanh- Nghệ - Tĩnh.
Câu 2: Thiên tai bất thường, khó phòng tránh, hàng năm thường xuyên đe dọa gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta là
A. bão. B. sạt lở bờ biển. C. cát bay. D. động đất.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản của đồng bằng sông Hồng so với đồng bằng sông Cửu Long là
A. được hình thành ở hạ lưu sông. B. thấp bằng phẳng. C. có đê sông. D. diện tích rộng.
Câu 4: Đất đai ở đồng bằng ven biển miền Trung nhiều cát là do
A. trong quá trình hình thành, biển đóng vai trò là chủ yếu.
B. bị xói mòn, rửa trôi mạnh trong điều kiện mưa nhiều.
C. đồng bằng nằm ở chân núi, nhận nhiều sỏi, cát trôi xuống.
D. các sông miền Trung ngắn, hẹp và rất nhiều phù sa.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Think: HS làm việc cá nhân, đề xuất 1 giải pháp nhằm khai thác thế mạnh/khắc phục khó khăn trong 1 phút. Nêu lí do
- Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 2 phút
- Share: HS thể hiện vai trò lãnh đạo, tầm nhìn trước lớp, lập luận và trình bày trong 1 phút, có căn cứ khoa học, lập luận.
Bước 2: HS phản biện nhanh thể hiện quan điểm
Bước 3: GV chốt ý và khen ngợi HS
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- Nắm các kiến thức vừa học và trả lời các câu hỏi có trong sgk.
- Dựa vào Atlat trang 6-7, 13, 14 xác định các dãy núi,đỉnh núi, sơn nguyên, cao nguyên

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.