Giáo án địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 28. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta về đặc điểm và phân bố.
2. Kĩ năng
- Nhận dạng được các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp qua sơ đồ.
- Xác định được các vùng công nghiệp trong bản đồ trống.
- Sử dụng bản đồ Công nghiệp hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét sự phân bố các tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta, xác định vị trí một số điểm công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu về các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp tại địa phương.
4. Năng lực hình thành
* Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ công nghiệp chung, bản đồ Việt Nam trống
- Các phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu.
- Atlat địa lí Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Kể tên các điểm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn (của địa phương) mà em biết. Hai hình thức này có những điểm gì khác nhau?
- Bước 2: Học sinh thảo luận theo cặp.
- Bước 3: HS xung phong trả lời câu hỏi.
- Bước 4: Giáo viên chuẩn kiến thức để dẫn vào bài học.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp (7 phút)
1. Mục tiêu
- Phát biểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
- Nêu được vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
- Hình thức: cá nhân.
3. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào mục 1 trang 125, trả lời các câu hỏi:
1. Chọn ra 3 cụm từ quan trọng thể hiện rõ khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ làm rõ.
2. Theo em, tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò như thế nào đối với sự phát triển KT – XH nước ta hiện nay?
- Bước 2: HS làm việc cá nhân, tìm thông tin để trả lời 2 câu hỏi trên.
- Bước 3: HS trình bày (xung phong hoặc GV random theo số thứ tự tên trong sổ điểm).
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức. 1. Khái niệm
* Khái niệm:
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên 1 lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế - xẫ hội và môi trường.
* Vai trò
- Đặc biệt quan trọng đối với quá trình đổi mới kinh tế - xã hội ở nước ta.
- là 1 công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
HOẠT ĐỘNG 2: Ôn lại đặc điểm một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp (10 phút)
1. Mục tiêu
- Hệ thống được những đặc điểm của từng hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã học ở lớp 10
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Hình thức: tổ chức trò chơi Ai nhanh tay, nhanh mắt?
3. Phương tiện
- Phiếu học tập sử dụng trong trò chơi, máy tính, máy chiếu.
4. Tiến trình hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm (số lượng học sinh trong mỗi nhóm tùy sĩ số học sinh), mỗi nhóm được phát một tập giấy note chứa thông tin. GV phổ biến luật chơi: Trong thời gian 3 phút, các nhóm phải phân chia các thông tin trong giấy note vào đúng cột đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và dán vào tờ giấy A3 (đã kẻ sẵn 4 cột). 2 đội nhanh nhất mang tờ A3 lên bảng dán là đội chiến thắng. Thời gian 4 phút.
- Bước 2: HS làm thảo luận trao đổi nhóm để hoàn thành phiếu học tập. 2 nhóm nhanh nhất được nộp bài treo tờ A3 lên bảng.
- Bước 3: GV đưa ra đáp án, cử 2 học sinh khác nhóm lên theo dõi và chấm điểm sản phẩm trên bảng. Các nhóm còn lại chấm chéo phía dưới.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức, bổ sung một số đặc điểm khu CN tập trung ở Việt Nam.
2. Đặc điểm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
* Điểm công nghiệp:
- Gồm 1 - 2 xí nghiệp gắn 1 điểm dân cư.
- Nằm gần vùng nguyên nhiên liệu CN hoặc vùng nguyên liệu nông sản.
* Khu công nghiệp tập trung
- Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
- Có vị trí địa lí thuận lợi (gần cảng biển, quốc lộ lớn, sân bay,…)
- Sản xuất vừa để tiêu thụ trong nước vừa để xuất khẩu.
- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng.
- Được hưởng quy chế ưu đãi riêng, có ban quản lí.
- Do Chính phủ thành lập.
* Trung tâm công nghiệp
- Gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
- Bao gồm một vài KCN, điểm CN và nhiều xí nghiệp CN.
- Có các xí nghiệp nòng cốt (xí nghiệp hạt nhân) quyết định hướng chuyên môn hóa.
* Vùng công nghiệp
- Là một vùng rộng, có những nét tương đồng trong quá trình hình thành CN.
- Có một vài ngành CN chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hóa của vùng.
Sx mang tính chất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”, mỗi câu chỉ 30 giây. HS ghi nhanh đáp án từng câu vào giấy nháp. Kết thúc trò chơi, ai trả lời đúng nhiều nhất là người chiến thắng.
BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nước ta có vai trò nào sau đây?
A. Là một công cụ hữu hiệu trong sự nghiệp công nghiệp hóa.
B. Đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển.
C. Đẩy mạnh các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí.
D. thúc đẩy sự thành lập các khu công nghệ cao.
Câu 2. Các điểm công nghiệp đơn lẻ của nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Tây Bắc và Tây Nguyên.
B. Đông Bắc và Duyên hải miền Trung.
C. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Bắc.
Câu 3. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào sau đây đồng nhất với một điểm dân cư?

A. Điểm công nghiệp.
B. Khu công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.

Câu 4. Khu công nghiệp tập trung ở nước ta được thành lập do quyết định của

A. địa phương.
B. chính phủ.
C. doanh nghiệp nước ngoài.
D. cá nhân bỏ vốn đầu tư.

Câu 5. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có quy mô lớn nhất ở nước ta là

A. Điểm công nghiệp.
B. Trung tâm công nghiệp.
C. Trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp.

Câu 6. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 7. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành trung tâm có ý nghĩa quốc gia, trung tâm có ý nghĩa vùng, trung tâm có ý nghĩa địa phương là dựa vào
A. quy mô và chức năng của các trung tâm.
B. sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
C. vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
D. hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.
- Bước 2: Học sinh chơi trò chơi.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức, học sinh chấm đáp án chéo.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Tìm hiểu thực trạng các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta hiện nay.
3.5. hoạt động tìm tòi/ mở rộng
GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng, GV có thể yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau: Lấy ví dụ hoạt động của các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh...

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.