Giáo án địa lý 12 bài 14: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài 14: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Bài học nằm trong chương trình Địa lí 12. Bài mẫu có: văn bản text, file word đính kèm. Có hình ảnh để người đọc xem trước. Nếu cảm thấy phù hợp, thầy cô có thể tải về.

Bài 14. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG
VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được sự suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật và tài nguyên đất ở nước ta.
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
- Nêu được các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng, sự đa dạng về sinh học và đất ở nước ta.
- Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, thiên nhiên với con người.
3. Thái độ:
- Có ý thức trong việc sử dụng và bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng tranh ảnh, năng lực sử dụng bảng biểu, sử dụng bản đồ, năng lực tư duy tổng hợp
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả của mất rừng, làm suy thoái đất và môi trường. Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Chuẩn bị của HS
- Vở, SGK, át lát
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Bước 1. Giao nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết cá nhân và kiến thức đã học hãy chứng minh nước ta có “Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”. Theo em hiện nay các tài nguyên của nước ta có còn đúng với câu nói trên không?
- Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3. HS suy nghỉ để nhớ lại kiến thức sau đó GV gọi một số HS trả lời.
- Bước 4. GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt vào bài.
3.2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật:
1. Mục tiêu:
- Hiểu rõ tình hình suy giảm TN rừng và đa dạng sinh học. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm TN sinh vật.
- Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ TN rừng, đa dạng sinh học.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận/báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhâ/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, bảng 14.1, 14.2, Alat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 1, bảng 14.1, 14.2, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung sau
+ Tài nguyên rừng: Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng? Nguyên nhân suy giảm TN rừng? Các biện pháp bảo vệ rừng của Nhà nước ta?
+ Sự đa dạng TN sinh học: Nêu hiện trạng đa dạng sinh học? Nguyên suy giảm số lượng loài TV-ĐV và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
- HS đọc SGK mục 1, bảng 14.1, 14.2, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học để hoàn thành các nội dung.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo về Tài nguyên rừng.
+ Nhóm 2: báo cáo về Sự đa dạng TN sinh học
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động
- Báo cáo kết quả và thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật:
a. Tài nguyên rừng.
- Thực trạng:
+ DT rừng suy giảm nhanh, đặc biệt là từ 1943 - 1983 (DT rừng tự nhiên giảm mạnh), độ che phủ và chất lượng rừng cũng giảm.
+ Mặc dù DT rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng suy thoái (70% rừng nghèo và rừng mới phục hồi)
+ Bình quân diện tích rừng đầu người thấp: 0,14 ha/người (thế giới là 1,6 ha/người).
- Nguyên nhân:
+ Khai thác quá mức: du canh, du cư, khai thác bừa bãi..
+ Chưa có chủ trương, biện pháp khai thác kịp thời và hữu hiệu.
+ Do chiến tranh, cháy rừng..
- Hậu quả:
+ Với MT : Tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, xói mòn đất, nguồn gen giảm sút, sinh vật tuyệt chủng, mất cân bằng tài nguyên nước, tai biến thiên nhiên.
+ Với KT-XH: Ảnh hưởng đến các ngành kinh tế, mất nguồn sống của đồng bào dân tộc, đe dọa môi trường sống.
- Biện pháp :
+ Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
+ Ban hành luật bảo vệ rừng.
+ Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân dân.
b. Đa dạng sinh học.
- Thực trạng: Thành phần loài đa dạng nhưng đang giảm sút (Thực vật dưới nước giảm, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, giảm mức độ tập trung…).
- Nguyên nhân: Khai thác quá mức, kĩ thuật lạc hậu, ý thức con người chưa cao…
- Hậu quả: Mất dần nguồn gen quý.
- Biện pháp:
+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn.
+ Ban hành “ sách đỏ VN “.
+ Dùng pháp luật để hạn chế vi phạm

Hoạt động 2: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
1. Mục tiêu:
- Hiểu rõ tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm TN đất.
- Biết được các biện pháp nhằm bảo vệ TN đất.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận/báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/cặp
4. Phương tiện dạy học: SGK, Alat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- GV yêu cầu HS cho HS đọc nội dung phần 2, sgk, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu hiện trạng sử dụng TN đất nước ta?
+ Các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất ở đồng bằng?
- HS đọc nội dung phần 2, sgk, thảo luận cặp để trả lời các câu hỏi.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập.
- Báo cáo kết quả và thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất:
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất.
- Hiện trạng:
+ DT đất tự nhiên ở nước ta là 33 triệu ha (thứ 58/thế giới), do dân số đông nên bình quân đất tự nhiên đầu người là 0,1 ha/người (thứ 128/200 quốc gia/TG).
+ Có 28,5% đất chưa sử dụng (đồng bằng là 350.000 ha, miền núi là 5 triệu ha chủ yếu là đất trống, đồi trọc…)
Khả năng mở rộng đất có hạn, cải tạo đất khó khăn.
* Nguyên nhân:
- Mất rừng, chế độ canh tác chưa hợp lí.
- Đất bị nhiễm phèn, mặn.
- Hiện tượng đá ong hóa khiến đất bị suy thoái..
b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
- Vùng đồi núi, trung du: Áp dụng tổng hợp các biện pháp thủy lợi, canh tác, bảo vệ rừng, định canh định cư…
- Vùng đồng bằng: Có kế hoạch cải tạo đất bạc màu và mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống ô nhiễm đất…

Hoạt động 3: Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác:
1. Mục tiêu:
- Hiểu rõ tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản, du lịch.
- Biết được các biện pháp nhằm bảo vệ nguyên nước, khoáng sản, du lịch.
2. Phương pháp kỹ/thuật dạy học: Sử dụng phương pháp thảo luận/báo cáo.
3. Hình thức tổ chức hoạt động: Lớp/cá nhân/nhóm
4. Phương tiện dạy học: SGK, Alat Địa lí Việt Nam.
5. Tiến trình hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Hoạt động cá nhân: GV yêu cầu tất cả HS đọc SGK mục 3, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phiếu học tập để hoàn thành các nội dung sau:
+ Tại sao cần phải sử dụng hiệu quả, đảm bảo sự công bằng và chống ô nhiễm nước?
+ Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác TN khoáng sản?
+ Tại sao cần phải quản lí chặt chẽ việc khai thác TN du lịch?
- HS đọc SGK mục 3, Alat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phiếu học tập để hoàn thành các nội dung.
- Sau hoạt động cá nhân, GV chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm lại chia ra các nhóm nhỏ 4 HS, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: báo cáo về Tài nguyên khoáng sản.
+ Nhóm 2: báo cáo về tài nguyên nước.
+ Nhóm 3: báo cáo về tài du lịch
- HS các nhóm thảo luận để hoàn thành sản phẩm học tập theo nhóm đã được phân công.
- GV hướng theo dõi các nhóm hoạt động
- Báo cáo kết quả và thảo luận- Đại diện các nhóm trình bày kết quả, điều hành các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung..
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. 3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
(bảng)

Tài nguyên Tình hình sử dụng Các biện pháp bảo vệ
Nước - Thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa.
- Thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô và ô nhiễm môi trường nước. - Tăng độ che phủ, canh tác đúng kĩ thuật.
- Xử lí hành chính nhưng người có hành vi gây ô nhiễm môi trường nước.
- Tuyên truyền, giáo dục mọi người bảo vệ nguồn nước.
Khoáng sản - Nước ta có 3500 mỏ ks, phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán.
- Nhiều nơi khai thác khoáng sản bừa bãi, không phép, gây lãng phí TN và ô nhiễm môi trường. - Quản lí chặt chẽ việc khai thác, xử lí những trường hợp vi phạm luật.
Du lịch - Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái. - Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị TN du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái.

3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Bước 1: GV phổ biến chơi
HS viết ra những gì học được trên một mẩu giấy, sau đó vò lại thành quả bóng
tuyết. Khi giáo viên đưa ra một tín hiệu, học sinh ném quả bóng giấy của mình đến một bạn trong lớp. Học sinh nào bị ném trúng phải đọc to và đưa ra phản hồi về câu hỏi trong quả bóng giấy đó.
Bước 2: HS ghi những gì học được vào mẩu giấy. GV quan sát.
GV chỉ định ngẫu nhiên 1 HS ném quả bóng giấy của mình đến bất kỳ một bạn trong lớp. Bạn nhận bóng đọc to và đưa ra câu trả lời. Cứ như thế GV điều khiển cho đến khi cảm thấy đủ về mức kiểm tra và thời gian.
3.4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câuhỏi. Nêu hiện trạng rừng của Gia Lai
Gia Lai có diện tích rừng lớn nhất khu vực Tây Nguyên và thứ hai của cả nước với 623.280,76ha (trong đó rừng tự nhiên là 555.806,91ha và rừng trồng là 72.142,38ha, độ che phủ rừng đạt 40,1%). Giá trị, hiệu quả kinh tế từ rừng đóng góp cho kinh tế xã hội của tỉnh là khá lớn (cơ cấu Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm tới 39,9% kinh tế của tỉnh).
Tuy nhiên rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm cả về diện tích, chất lượng và đa dạng sinh học. Năm 2007 toàn tỉnh có 691.014 ha rừng tự nhiên, chiếm 95 % diện tích có rừng thì đến hết năm 2014 toàn tỉnh chỉ còn 555.806,91 ha rừng tự nhiên, giảm 135.207ha so với năm 2007(Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, 2015.
3.5. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI/ MỞ RỘNG
- GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm các tranh ảnh về các loại thiên tai ở nước ta.
- Xem trước bài 15/SGK.

Xem thêm các bài Giáo án địa lý 12, hay khác:

Bộ Giáo án địa lý 12 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 12.

Lớp 12 | Để học tốt Lớp 12 | Giải bài tập Lớp 12

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 12, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 12 giúp bạn học tốt hơn.